Năm 2007 không ai là không biết đến sự việc Thánh vật sông Tô Lịch, khi ấy người người đọc, nhà nhà đọc báo và béo bở nhất vẫn là cánh xe ôm, đánh dày, phô tô lại bán 2000đ một trang báo và mỗi ngày, không biết có bao nhiêu bản phô tô như vậy theo các ngõ ngách tới tay người đọc.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phải vào cuộc trước sự lan tỏa của thông tin này, và sự việc được bắt đầu vào năm 2001, theo ông Nguyễn Hùng Cường, Đội trưởng Đội thi công 12 thuộc dự án VIC, đơn vị thi công xây dựng tuyến kè sông Tô Lịch trong lúc thi công đơn vị của ông đã tìm thấy mấy chiếc tiểu sành, sứ và một vài hiện vật như bát bị sứt, mẻ, vỡ, xương răng động vật được công nhân lấy lên xếp vội trên bờ. Còn những bộ di cốt do máy xúc lấy lên đã được đội thi công đưa đi chôn cất gần đấy. Và đáng ra trong quá trình thi công, nếu đơn vị phát hiện hiện vật thì phải giữ nguyên hiện trường, hiện vật và báo với cơ quan chức năng nơi gần nhất để xem xét, xử lý nhưng họ đã làm ngược lại. Hiện trường đã bị xáo trộn, hiện vật đã bị mang đi gần hết chỉ còn lại mấy cái tiểu sành, liễn sành, bát vỡ và xương răng động vật. Từ đây, những điều hoang đường tiếp tục được truyền đi cùng với sự trùng hợp ngẫu nhiên khiến câu truyện càng thêm màu sắc ma mị lừa bịp.
Cũng theo ông Nguyễn Hùng Cường này kể lại thì một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thương quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy 1 bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói "Đây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống". Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.
Rồi vị thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Sau khi trở về cũng gặp nạn và sự việc không dừng lại ở đây công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước sói từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm ngỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm kiếm biện pháp thi công mới tôi thuê 1 dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Dàn khoan dựng ở giữa sông, đội khoan hạ mũi khoan. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống 1 đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng. Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch máu não. Sau khi thầy Thích Viên Thành làm lễ hoá giải yểm trừ, anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhẩy xuống lòng sông vét bùn. Vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi, một đứa cháu rất thân với anh đột nhiên chết.
Rồi các nhà khoa học vào cuộc với nhiều cuộc họp, nghiên cứu và giả thiết đưa ra và thống nhất với giả thiết vị trí này ở vào vị trí cửa phía Tây của La Thành mà cổng phía Tây của Hoàng thành… Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có thần trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh.
Như vậy, đây là cổng thành phía Tây của La Thành. Ngoài ra, nhìn một cách tổng quát về niên đại của khu vực thông qua tính tương đối nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê… cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI cho đến đầu XIV. Niên đại thuộc vào thời Lý-Trần hay thời Tống của Trung Quốc… Đề nghị giữ lại ủng thành (đấu đong) dấu tích của di tích liên quan đến thành Đại La, đề nghị xem xét xếp hạng di tích và giải quyết xâm phạm. Không tiến hành những hố thám sát khảo cổ trong khu vực hiện đang thi công (nơi có phát hiện khảo cổ). Tuy nhiên, sau cuộc họp này thì công trình vẫn tiếp tục được tiến hành và như mọi người đã thấy ngày nay chúng ta đã có bờ kè sạch và đẹp như vậy. Và những gì đã sảy ra tới nay vẫn chưa được nghiên cứu để đưa ra được bằng chứng rõ ràng cho những sự trùng hợp ngẫu nhiên sảy ra xung quanh câu truyện thánh vật sông Tô lịch này.
Bí ẩn ở bến đò Văn Mẫu
Cũng mang một hiện tượng trùng hợp kỳ lạ nhưng không đến mức huyền bí như sông Tô Lịch, bến đò Văn Mẫu, xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội cũng chứa đựng nhiều điều mà người ta khó lòng lý giải được. Nơi đây, rất nhiều năm, người dân vớt được hàng chục xác trôi sông trong đó có những thi thể không đầu. Tại bến dò này cũng là nơi đã tìm thấy xác chị Nguyễn Thị Huyền trong vụ án thẩm mỹ Cát Tường xôn xao dư luận trong thời gian qua.