Chia sẻ về cách dạy con, nhà đầu tư thành công nhất thế giới - tỷ phú Warren Buffett từng nói: “Không bao giờ là quá sớm để dạy con giá trị của đồng tiền, sự khác nhau giữa nhu cầu, ước muốn và ý nghĩa của việc tiết kiệm. Tất cả các khái niệm này là những cái các con phải đối mặt ở mỗi tuổi, vì vậy, cách tốt nhất là giúp con cái hiểu rõ vấn đề”.





Tuy nhiên, việc đề cập với con nhỏ chuyện “tiền nong” ở các phụ huynh Việt Nam hiện nay dường như chưa mấy phổ biến. Tâm lý bảo bọc con của người Á Đông và những suy nghĩ chưa đúng về “đồng tiền” dường như là trở ngại trong việc chia sẻ với con về tiền bạc của các bậc phụ huynh Việt Nam.

Hình 1: Làm thế nào để hướng dẫn trẻ cách sử dụng tiền hợp lý?

Khi được phỏng vấn về quan điểm để trẻ em tiếp xúc với tiền bạc, chị Thùy (quận Long Biên, Hà Nội) đã có con 8 tuổi thẳng thắn bày tỏ: “Cháu nhà tôi tuyệt đối không được giữ tiền riêng. Cháu còn nhỏ, chưa va vấp nhiều, để cháu cầm tiền đi mua bán có bị lừa cũng không biết. Ở tuổi này cháu chỉ cần học cho tốt, nghe lời bố mẹ, thầy cô là được rồi”. Cùng quan điểm không để con tiếp xúc với tiền từ sớm, nhưng khác với chị Thùy, một phụ huynh chia sẻ, việc sở hữu tiền sớm “sẽ làm hư con” (?!), “vì thế con càng chưa được sử dụng tiền, thế giới của con càng ngây thơ, trong sáng”.
Chia sẻ về vấn đề này, trên trang cá nhân của mình, nhà văn Hoàng Anh Tú từng nói: “Tiền bạc và giới tính luôn là 2 phạm trù nhạy cảm đối với các bậc cha mẹ khi đối thoại với con. Phần đông người tôi biết đều hay bị sửng sốt (và sửng cồ lên) khi nói về vấn đề này. Tôi nghĩ là bởi lòng yêu con, bảo bọc con quá mức khiến cha mẹ hay lo sợ vậy”. Anh cựu Chánh Văn báo Hoa cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm - hãy cho con tiếp xúc với tiền, và dạy con cách sử dụng hợp lý: “dạy con cách làm chủ đồng tiền thay vì cách tiêu tiền”, vì đó là khi các con học cách “ra quyết định thay vì mua sắm, là các con đang sở hữu từng này tiền chứ không phải các con có từng này tiền. Bởi làm chủ sẽ khiến các con toàn quyền ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với quyết định đó”.
Theo một nghiên cứu khoa học, việc sử dụng tiền sẽ giúp đứa trẻ phát triển trí thông minh, khả năng tính toán, quản lý và tổ chức cuộc sống. Ngoài ra, qua đồng tiền, bố mẹ cũng có cơ hội dạy con biết giá trị của sức lao động và quý trọng lao động. Có rất nhiều người cha, người mẹ hạn chế việc tiếp xúc của con với tiền bạc, vì họ cho rằng việc giữ tiền có thể làm hư con, hay việc con giữ tiền khi chưa biết cách tiêu sẽ có nguy cơ làm lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, nếu cứ “cấm” con tuyệt đối tiếp xúc với tiền, thì đến khi nào con mới biết cách “tiêu”? Bạn không cho con sử dụng tiền, là để đợi đến một ngày đẹp trời đột nhiên con bạn sẽ tự biết chi tiêu hay sao?

Hình 2: Việc sử dụng tiền sẽ giúp đứa trẻ phát triển trí thông minh, khả năng tính toán, quản lý và tổ chức cuộc sống

Hiểu được điều này, Công ty sách Đinh Tị (DinhtiBooks) đã tiến hành biên dịch và phát hành bộ sách tranh “Tiêu tiền phải đúng cách” dành cho thiếu nhi. “Tiêu tiền phải đúng cách” là một bộ sách gồm 4 tập với các chủ đề “Biết cách chi tiêu”, “Biết tiết kiệm”, “Biết so sánh” và “Biết lựa chọn”. Mỗi chủ đề đều được khéo léo lồng trong những câu chuyện hấp dẫn, thú vị và vô cùng sinh động như câu chuyện mua đồ ăn của “Chuột túi Lala”, câu chuyện cô bé Lan thích mua thật nhiều quần áo đẹp hay chuyện Cáo bố tiết kiệm tiền để tu sửa nhà ở.

Hình 3: “Tiêu tiền phải đúng cách” đã được phát hành trên toàn quốc với giá bìa mỗi tập chỉ 25.000 đồng

Đặc biệt, mỗi tập sách “Tiêu tiền phải đúng cách” không chỉ dừng lại ở việc kể chuyện cho các em nghe, kết thúc mỗi câu chuyện luôn là một phần đối thoại tương tác giữa sách và độc giả vô cùng bổ ích. Qua các mục “đối thoại” này, cuốn sách sẽ trả lời cho các em các câu hỏi như “Tiền tiêu vặt của em từ đâu mà có” hay “Em đã tiêu tiền đúng cách chưa” và hướng dẫn các em lập bảng ghi chép những khoản chi tiêu trong một tháng (Biết cách chi tiêu – Chuột túi Lala thật lãng phí).

“Không bao giờ là quá sớm để dạy con về tiền bạc. Không phải là tiền rất khó kiếm phải trân quý (dù nó đúng) mà nên là tiêu tiền đúng cách” (Hoàng Anh Tú), vì vậy, hãy để bộ sách “Tiêu tiền phải đúng cách” là cầu nối giữa cha mẹ và con, giúp con hiểu rõ hơn giá trị và ý nghĩa của đồng tiền.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn