Rau ngổ không chỉ làm gia vị mà còn có tác dụng trị sỏi thận hiệu quả trong dân gian.





Rau ngổ thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng; vị chua cay, hơi se, tính mát, thơm. Nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, đái ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bệnh ngoài da.


Rau ngổ thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông.
Cách dùng rau ngổ chữa bệnh sỏi thận

Cách 1: Hái rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Cách 2: Bạn có thể uống nước sinh tố rau ngổ mỗi ngày hoặc dùng đun sôi với nước để uống.

Cách 3: Các bạn lấy rau ngổ tươi kết hợp với râu ngô, bông mã đề để nấu nước uống chữa sỏi thận.

Các cách này có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Lưu ý khi dùng rau ngổ

Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
Theo Suckhoe

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn