Để hạn chế những rủi ro với thai nhi, mẹ bầu cần tuân thủ 12 lời khuyên bổ ích dưới đây.
Khi mang thai, những cơn ốm nghén, sự thay đổi đến chóng mặt về cảm xúc… có thể khiến mẹ quên đi việc phải ăn uống, ngủ nghỉ thế nào để thai nhi trong bụng được phát triển tốt nhất. Mẹ bầu cần biết rằng, đây là thời điểm rất quan trọng trong việc ăn uống, sinh hoạt vì tất cả mọi hoạt động của mẹ đều ảnh hưởng đến bé yêu.
Dưới đây là những lời khuyên dành cho các mẹ bầu về top việc nên và không nên làm trong suốt 9 tháng mang thai:
Bổ sung axit folic
Bổ sung axit folic trước và trong thời gian mang thai sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ bầu được khuyên nên bổ sung đủ 1.000 mcg axit folic mỗi ngày và ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất này như các loại rau lá xanh đậm, chuối, cam.
Trước khi ăn bất cứ loại trái cây nào, nguyên tắc chung là mẹ cần rửa sạch dưới vòi nước sạch và nếu tiệt trùng, gọt vỏ được là tốt nhất. (ảnh minh họa)
Rửa sạch trái cây trước khi ăn
Trước khi ăn bất cứ loại trái cây nào, nguyên tắc chung là mẹ cần rửa sạch dưới vòi nước sạch và nếu tiệt trùng, gọt vỏ được là tốt nhất. Thuốc trừ sâu có thể bám ngoài vỏ trái cây và gây hại cho sức khỏe mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi nếu không được rửa sạch.
Không ăn đồ tái sống
Bất cứ thực phẩm gì như thịt, trứng, cá… đều cần phải được nấu chín trước khi ăn. Đồ ăn tái sống có thể chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng và tổn hại đến thai nhi.
Kiểm tra chức năng tuyến giáp
Khi phát hiện có bầu, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra chức năng của tuyến giáp. Theo các chuyên gia, thiếu hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não thai nhi.
Bổ sung protein
Protein đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Vì vậy khi mang thai, mẹ cần bổ sung đa dạng, đầy đủ thực phẩm chứ dưỡng chất này từ nguồn thực phẩm sữa, cá sản phẩm từ sữa, cá, thịt, đậu nành…
Tiêm chủng trong thai kỳ là việc nên làm để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi tránh mắc bệnh. (ảnh minh họa)
Tiêm chủng
Tiêm chủng trong thai kỳ là việc nên làm để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi tránh mắc bệnh. Việc này cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho thai nhi, giúp chống lại bệnh tật. Mẹ bầu hãy nói chuyện với chuyên gia về các mũi tiêm chủng và thực hiện đầy đủ để phòng tránh tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Hạn chế đồ ăn nhanh
Mẹ bầu nên tránh những loại axit béo chuyển hóa và chất béo bão hòa vì chúng sẽ làm tăng mức độ cholesterol và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi. Để hạn chế nguy cơ này, mẹ nên tránh những thực phẩm đóng gói sẵn, dầu ăn và những thực phẩm chiên rán.
Bổ sung omega-3
Chất béo omega-3 mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi, giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ của em bé phát triển, đồng thời giảm nồng độ cholesterol và giữ cho huyết áp bình thường. Những thực phẩm giàu omega-3 là các loại hạt, cá hồi, hạt lanh, dầu cá…
Ăn uống cân bằng
Một chế độ ăn uống cân bằng trong thai kỳ là mẹ bầu phải bổ sung tất cả vitamin và khoáng chất từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau bao gồm thịt, cá, các loại đậu, sữa, trứng, rau lá xanh, trái cây…
Một chế độ ăn uống cân bằng trong thai kỳ là mẹ bầu phải bổ sung tất cả vitamin và khoáng chất từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau.
Tránh ăn đu đủ xanh, dứa
Những thực phẩm này không tốt cho việc mang thai và còn được cho là làm tăng các cơn co thắt, gây sảy thai. Mẹ bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia trước khi ăn những thực phẩm này.
Bổ sung vitamin đầy đủ
Khi mang thai, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về việc bổ sung các loại vitamin và uống đều đặn trong thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường.
Uống đủ nước
Một việc vô cùng quan trọng mà các mẹ bầu hay lơ là trong thai kỳ là phải uống đủ nước. Mẹ bầu được khuyên nên uống nhiều nước hoa quả, nước rau và nước lọc. Việc này sẽ giúp cơ thể chị em không bị mất nước.
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn