không phải cứ đặt lưng là bạn có thể ngủ “ngon lành”, mà mỗi giai đoạn của thai kì lại có những khó khăn riêng cản trở bạn có một giấc ngủ ngon.





Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người, và trong thời kì bầu bí thì nó còn quan trọng hơn rất nhiều. Khi mang thai, chị em cần thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn người bình thường vì sự thay đổi tâm sinh lí của cơ thể. Hormone progesterone cũng có tác dụng gây buồn ngủ khiến các bà Bầu cảm thấy mệt mỏi và lúc nào cũng có cảm giác “thèm ngủ”. Tuy nhiên, không phải cứ đặt lưng là bạn có thể ngủ “ngon lành”, mà mỗi giai đoạn của thai kì lại có những khó khăn riêng cản trở bạn có một giấc ngủ ngon.
Ba tháng đầu
Trong giai đoạn đầu của thai kì, người phụ nữ có thể chuyển từ trạng thái sợ hãi sang sung sướng. Vì ảnh hưởng của sự thay đổi hormone nên tính khí của chị em có thể sẽ rất “thất thường”. Nồng độ HCG tăng cao đột ngột cũng là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi ở 3 tháng đầu này. Sự thay đổi hormone progesterone cũng khiến bạn buồn đi tiểu nhiều lần, làm giấc ngủ đêm của bạn không liền mạch như bình thường. Nghén cũng là một trong những “kẻ phá bĩnh” giấc ngủ của bạn, đặc biệt là lúc bạn nằm xuống hoặc ngửi thấy mùi khó chịu.
Những cách ngủ ngon
- Nghỉ ngơi bất cứ lúc nào có thể. Một giấc ngủ ngắn khoảng 15 – 30 phút giữa buổi sáng hoặc chiều là liều thuốc có tác dụng rõ rệt trong việc phục hồi sức khỏe cho bạn.
- Uống nhiều nước, tuy nhiên hãy uống nhiều vào ban ngày và hạn chế vào buổi tối để tránh việc phải thức dậy đi tiểu nhiều lần khi đang ngủ dở giấc.
- Nếu giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi cảm giác buồn nôn, bạn hãy chịu khó ăn các loại bánh quy. Lưu ý chia ra làm nhiều lần, mỗi lần vài chiếc bánh và để dạ dày không bao giờ trống rỗng. Trước khi đi ngủ hoặc nghỉ ngơi, bạn hãy ăn vài chiếc bánh lót dạ, cách này sẽ khiến bạn mất đi cảm giác buồn nôn.
- CỐ gắng nằm nghiêng bên trái lúc ngủ vì đây là tư thế giúp tuần hoàn máu tốt nhất. Hãy dùng vài chiếc gối mềm kê xuống đầu gối hoặc bụng để có cảm giác thoải mái hơn.
- Để đèn trong nhà vệ sinh hoặc để đèn ngủ, cách này khiến bạn không bị ánh đèn làm cho tỉnh ngủ hẳn mỗi khi đi vệ sinh buổi tối.
- Sắp xếp công việc để đi ngủ vào một thời gian nhất định vào buổi tối. Việc này giúp cơ thể hình thành đồng hồ sinh học và bạn sẽ dễ ngủ hơn.
- Tận dụng những giấc ngủ ngắn ban ngày, thời gian chỉ khoảng 15 – 20 phút sẽ khiến bạn đỡ mệt hơn rất nhiều.
Ba tháng giữa
Giai đoạn thứ hai của thai kì là giai đoạn thoải mái nhất, khi bạn đã bớt lo lắng về khả năng sảy thai. Nhưng những rắc rối nhỏ về sức khỏe như buồn nôn, đi tiểu thường xuyên và mất ngủ vẫn “đeo bám” các bà bầu. Đặc biệt, giai đoạn này chị em thường xuyên tỉnh dậy vào buổi đêm vì gặp những cơn ác mộng khủng khiếp! Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung phát triển, tạo áp lực lên cơ hoành khiến chị em bị ợ nóng, có hơi thở nông và nhanh hơn bình thường.
Những cách ngủ ngon:
- Nếu hay bị tỉnh giấc vì ợ nóng, bạn hãy tránh những đồ ăn sẵn nhiều gia vị và chất béo.
- Nằm ngủ với phần đầu và cổ cao lên so với thân để làm giảm dịch vị dạ dày.
- Chế độ ăn gồm nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh cảm giác buồn nôn khi nằm.
- Vẫn giữ thói quen tạo những giấc ngủ ngắn để tái tạo lại năng lượng cho cơ thể.
- Khi ngủ, hãy nằm nghiêng về một bên, đặt gối dưới đầu gối, dưới bụng và lưng để làm giảm áp lực cho cơ thể.
- Không nên ăn nhiều trước khi ngủ. Tốt nhất, hãy tập vài động tác thể dục và uống một cốc sữa nóng trước giờ đi ngủ khoảng nửa tiếng đến một tiếng để có được giấc ngủ ngon.

Ba tháng cuối
Đây là giai đoạn chị em gặp nhiều rắc rối về giấc ngủ nhất. Nhiều bà Bầu thường xuyên thức trắng đêm, kéo theo đó là cảm giác mệt mỏi trong suốt cả ngày hôm sau. Mất ngủ ở ba tháng cuối do rất nhiều lí do: đi tiểu nhiều (tử cung to chèn ép vào bàng quang), chuột rút, tê chân, tâm trạng bất ổn, em bé đạp trong bụng…
Những cách ngủ ngon
- Nằm nghiêng bên trái để máu dồn về bánh nhau, tử cung và thận nhiều nhất. Tư thế này cũng giúp máu bơm về tim nhanh nhất.
- Tránh soda và các đồ uống chứa carbonate vì chúng tăng khả năng bị chuột rút.
- Nếu đã cố nằm nhưng vẫn “tỉnh như sáo”, bạn có thể tập trung làm một việc nào đó như xem TV, nghe nhạc, dọn dẹp, tập thể dục… để giải phóng năng lượng và kéo cơn buồn ngủ đến.
- Nếu thường xuyên bị chuột rút bạn hãy thử cách sau: duỗi thẳng chân và uốn cong bàn chân lại. Để hạn chế chuột rút, bạn hãy làm động tác này vài lần trước khi đi ngủ để giúp các cơ chân đàn hồi tốt hơn.
- Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên, không tự khắc phục được thì có thể bạn bị
Thùy Linh (Tạp Chí Bầu)



Nguồn SKĐS




Theo bau.vn