Thai ngoài tử cung sẽ không thể tồn tại lâu được và còn trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sản phụ vì có thể dẫn đến xuất huyết trong do thai.
Bác sĩ Tuyết Lan - Bệnh viện Phụ sản T.ư cho biết: mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh nhưng lại không làm tổ ở ổ tử cung mà dừng lại ở cổ tử cung. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể vỡ, sản phụ mất máu nhiều dễ bị vô sinh sau này. Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung khá tương đồng khi mang thai bình thường do đó rất khó chuẩn đoán. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu sau bạn có thể căn cứ để dự đoán tình trạng mang thai của mình.
- Cũng có biểu hiện giống như khi mang thai thông thường: Giống như những trường hợp mang thai bình thường khác, sản phụ cũng gặp các triệu chứng như bị mất kinh, căng đầu ngực, ốm nghén… Điều đó nghĩa là các chị em cần luôn sát sao theo dõi tình trạng cơ thể để khi có dấu hiệu mang thai thì đi thăm khám từ những tuần đầu của thai kì, điều này sẽ giúp tránh được việc nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung quá muộn.
- Đau bụng hoặc đau vùng xương chậu dữ dội: Một trong những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là hiện tượng đau bụng trầm trọng. Nguyên nhân của việc này có thể do tình trạng căng dãn của vòi trứng gây ra. Ban đầu cơn đau chỉ âm ỉ nhưng nếu dần có triệu chứng đau dữ dội thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức vì khi đó có thể do vòi trứng bị vỡ rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Ốm nghén kèm đau lưng trầm trọng: Ốm nghén là hiện tượng bình thường khi mang thai nhưng nếu nó quá trầm trọng như buồn nôn, xanh xao, mệt mỏi, kiệt sức thì bạn nên hết sức lưu ý. Cũng như vậy nếu bạn bị đau lưng kéo dài ở vùng dưới thì cần hết sức cân nhắc vì đây cũng là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
- Chảy máu vùng âm đạo: Đây là triệu chứng phổ biến khi người mẹ mang thai ngoài âm đạo. Tuy nhiên những người không biết mình đã mang thai thì có thể cho rằng đó là khi chu kỳ kinh nguyệt của mình đến còn một số người khác lại nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu nhận biết việc sẩy thai sớm nếu họ biết mình đã mang thai.
Ai có nguy cơ mang thai ngoài tử cung
- Phụ nữ đã trên 35 tuổi khi mang thai dễ bị thai ngoài tử cung
- Những người từng bị thai ngoài tử cung có nguy cơ bị lại cao trong những lần mang thai sau
- Người bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có nguy cơ cao.
- Những người đã từng phẫu thuật, điều trị liên quan đến sinh sản hoặc từng làm thụ tinh trong ống nghiệm
- Những người sử dụng ma túy và các chất kích thích
- Phụ nữ sử dụng cách đặt vòng để tránh thai nhưng vô tình phương pháp này có thể gây nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung
Điều trị thai ngoài tử cung
Phẫu thuật nội soi nếu tình trạng bệnh nhân ổn định hoặc mổ hở nếu đã có choáng , có thể truyền máu hoặc không tùy vào lượng máu mất và thể trạng của bệnh nhân, phẫu thuật có thể bảo tồn hoặc cắt bỏ tai vòi tùy thuộc vào tổn thương ở tai vòi ).
Tại BV Vạn Hạnh trong năm 2010 tỉ lệ phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung là 91,6% trong khi mổ hở chỉø 8,4% vì đến muộn trong tình trạng choáng ( máu mất từ 1200ml đến 1900ml ) trong đó một nửa số bệnh nhân mổ hở phải truyền máu.
Vì vậy khi có các dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung ( trễ kinh , rong huyết , đau bụng ) cần phải đến khám ngay tại bệnh viện để được phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giảm được tình trạng mất máu , tăng khả năng giữ lại vòi trứng và giúp rút ngắn thời gian hồi phục sau mổ cho người bệnh.
Phòng ngừa thai ngoài tử cung:
Thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân gây vô sinh. Do đó để giảm tỉ lệ thai ngoài tử cung phải giữ vệ sinh phụ nữ tốt , khám và điều trị hiệu quả các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, hạn chế các trường hợp nạo phá thai , quan hệ tình dục an toàn nhằm phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng là biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa
Tạp Chí Bầu
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn