Thai phụ nào cũng mong muốn sinh con đủ ngày đủ tháng nhưng không phải đứa trẻ nào cũng được chào đời đủ ngày đủ tháng.





Bau.vn. Theo bác sĩ Tuyết Lan (BV Phụ sản TW):một thai kỳ khỏe mạnh bình thường sẽ kéo dài khoảng 38 - 40 tuần. Trường hợp sinh non được tính khi thai nhi chào đời trước 37 tuần tuổi. Những trẻ sinh thường mắc những bệnh về đường hô hấp, vàng da, chậm phát triển trí não... trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
* Sản phụ nào có nguy cơ sinh non:Sinh non thường xẩy ra ở những sản phụ có tình trạng như sau: Mang song thai- đa thai; có thai quá sớm ( trước18 tuổi) hoặc mang thai ở độ tuổi 40; có tiền sử sảy thai, sinh non; Có tiền sử nhiễm trùng đường sinh sản hoặc có nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục; có vấn đề ở tủ cung cổ tử cung như viêm nhiễm, dị dạng; Nhẹ cân,thừa cân trước khi có thai hoặc tăng cân quá nhiều hay quá ít trong thai kỳ; Mẹ bị tiểu đường, nhiễm trùng đường ối; tiền sản giật, mẹ hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, gây nghiện. Những bà bầu có thời gian đứng tên 40 giờ mỗi tuần thì có nguy cơ sinh non rất cao.
*Dấu hiệu sinh non: Các bà bầu có nhiều nguy cơ sinh non hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng: những cơn co bóp tử cung xảy ra thường xuyên, đau xương chậu, đau lưng liên tục, âm đạo chảy nước, ra máu lốm đốm hoặc chảy máu.
* Phòng tránh sinh non:
Bác sĩ Lan cũng cho biết thêm: Việc sinh non không phải là không tránh khỏi, y học đã có những tiến bộ để giúp đỡ những sản phụ hạn chế tình trạng sinh non. Nhưng trên hết, chính những phụ nữ có thai là người phải biết tự chăm sóc mình và biết phát hiện sớm những bất thường vì các bác sĩ không thể luôn ở bên cạnh để theo dõi những bất thường có thể xẩy ra bất kỳ ở thai phụ. Vì thế,không ai khác mà chính sản phụ phải biết cách tự biết bảo vệ cho mình và con của mình khi xác định rõ tầm quan trọng của sinh non và việc chăm sóc thai định kỳ là hết sức quan trọng. Để phòng tránh việc sinh non, bác sĩ sản khoa khuyên các thai phụ hãy chú ý những vấn đề sau:

- Tránh stress và lao động quá sức: Những cố gắng về thể xác, nhịp độ công việc, stress… đều có thể dẫn đến đẻ non bất thần. Khi với cao tay, mang vác, xách nặng, ngồi xổm.. đều là những tác động làm tăng nguy cơ đẻ non.
- Khám thai định kỳ: Có thể tránh được tình trạng đẻ non, vấn đề chính là sản phụ cần chú ý theo dõi thai nhi, làm theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt việc thăm khám và siêu âm theo định kỳ là việc hết sức quan trọng giúp sản phụ loại bỏ và đề phòng được những bất thường thai nghén. Kiểm soát được các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc cao huyết áp có thể gây sinh non. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ, không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đề phòng sinh non nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Tránh hóa chất và chất kích thích: Thuốc, rượu và các chất gây nghiện llà nguyên nhân của sinh non và làm cho thai chậm phát triển trong tử cung nên bà bầu cần bỏ thuốc lá.. Những hóa chất trong nhuộm tóc, sơn móng tay, móng chân cũng ảnh hưởng tới thai nhi. Vì thế, các bà mẹ không nên sử dụng và tránh tiếp xúc với những hóa chất gây hại này.
- Quan hệ vợ chồng:Những cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm vì vậy cần tránh giao hợp trong những thai kỳ có nguy cơ sinh non. Nên tránh giao hợp trong những tuần lễ đầu và bốn tuần lễ cuối của thai kỳ. Đặc biệt, không nên đụng vào đầu ti, xoa bụng cũng làm xuất hiện những cơn co dễ dẫn tới việc sinh non.
- Tránh viêm nhiễm vùng kín: Vùng kín bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra còn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng ối hoặc các bệnh hậu sản khác. Khi mang thai ngoài việc thăm khám thai, bạn cũng cần khám phụ khoa và giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch để không bị viêm nhiễm.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất và khoa học cũng làm giảm tình trạng sinh non. Ăn đủ, đa dạng và cân bằng tất cả các nhóm thực phẩm sẽ giúp bạn tránh được tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng khi mang thai. Cân nhắc chọn lựa thức ăn tốt cho sức khỏe, cố gắng hạn chế những thức ăn chỉ để thỏa ý thích nhưng lại có hại cho thai phụ và thai nhi. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm canxi, axit folic, sắt đầy đủ khi mang thai.
Nguyễn Vương

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn