-
10 cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm sưng phù
Sưng phù trong thai kỳ là một hiện tượng sinh lý thường gặp và gây ra không ít bất tiện, mệt mỏi cho các mẹ bầu.
Nguyên nhân gây phù nề trong thai kỳ?
Trong thuật ngữ y học, sưng mắt cá chân và bàn chân được gọi là Phù (hoặc Phù nề). Chứng phù nề xảy ra vì các nguyên nhân sau đây:
- Sưng phù xảy ra khi có sự dư thừa chất lỏng trong các mô. Trong giai đoạn mang thai, lượng máu và các chất lỏng khác trong cơ thể sẽ tăng thêm 50% để đáp ứng các nhu cầu phát triển của thai nhi.
- Đôi khi, tử cung có thể gây áp lực lên tĩnh mạch và gây cản trở lưu thông máu đến tim dẫn đến phù chân, mắt cá chân và bàn chân.
- Đôi khi, sưng phù cũng có thể xảy ra do sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai.
Chứng sưng phù làm nhiều bà bầu khó chịu (Ảnh: Internet)
Những lưu ý cho mẹ bầu
Hiện tượng phù nề bạn gặp phải trong thời gian mang thai chủ yếu là do cơ thể giữ nước. Hiện tượng giữ nước là cần thiết giúp làm mềm cơ thể và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Các chất lỏng gián tiếp tăng cường các khớp xương và mô xương chậu giúp cho quá trình sinh nở tốt hơn. Sưng phù xảy ra chủ yếu trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Đôi khi có thể tăng theo ngày và nặng hơn vào buổi tối. Thời tiết nóng nực và mệt mỏi cũng có thể làm sưng phù nặng hơn. Tuy nhiên, chứng sưng phù chỉ là trạng tạm thời và sẽ hết khi bạn sinh nở.
Khi nào bạn nên lo lắng về chứng sưng phù?
Mặc dù chứng sưng phù là một phần bình thường trong thai kỳ nhưng đôi khi cũng cần đến những hỗ trợ y tế. Các mẹ bầu cần kiểm tra xem có các triệu chứng sau đây. Nếu có, cần tham khảo ngay ý kiến bác sĩ vì đó là dấu hiệu bất thường.
- Sưng phù trên mặt và quanh mắt hơn mức bình thường so với sưng ở ngón tay, bàn chân và mắt cá chân. Đây có thể là một triệu chứng của tiền sản giật và có thể khá nghiêm trọng.
- Trong trường hợp một trong hai chân sưng nhiều hơn chân kia và đi kèm với cơn đau ở đùi và bắp chân, có thể là hiện tượng đông máu.
- Sưng phù bất thường ở cổ tay và bàn tay có thể là một triệu chứng của hội chứng ống cổ tay (hội chứng chèn ép thần kinh giữa).
10 cách hiệu quả giúp mẹ bầu giảm sưng phù
Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu giảm đáng kể chứng sưng, phù khi mang thai (Ảnh: Internet)
Mặc dù không thể hoàn toàn khỏi chứng sưng phù trong thai kỳ, vẫn có nhiều cách giúp mẹ bầu giảm bớt những cơn đau.
1. Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
- Nếu bạn phải đứng lâu, hãy nghỉ giải lao hoặc ngồi xuống một lúc
- Nếu bạn phải ngồi lâu, thỉnh thoảng hãy đứng dậy và đi dạo một lúc.
- Tránh ngồi bắt chéo hai chân.
2. Ngủ nghiêng bên trái
Khi bạn ngủ nghiêng về bên trái, sẽ tạo ít áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu đến tim từ các bộ phận của cơ thể. Kê chân cao lên khi ngủ bằng gối sẽ giúp giảm đau và sưng phù ở mức độ nào đó.
3. Mang giày dép tạo sự thoải mái
- Trong thai kỳ bàn chân có thể to lên và những đôi giày dép cũ có thể sẽ không vừa nữa.
- Đi giày không gót tạo sự thoáng mát và thoải mái.
- Một số bác sĩ gợi ý mẹ bầu nên giày thể thao làm giảm sưng, đau và cũng làm giảm đáng kể chứng đau lưng.
Đi bộ giúp cải thiện chứng sưng phù ở bà bầu (Ảnh: Internet)
4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh ăn vặt cũng có thể làm giảm sưng đau.
- Ăn nhiều loại trái cây và rau quả.
- Giảm lượng muối, đường và chất béo.
- Cố gắng tránh những thực phẩm chế biến sẵn.
- Bổ sung nhiều vitamin C và Vitamin E.
5. Uống nhiều nước
Chuyên gia y tế khuyên các mẹ bầu nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày trong giai đoạn mang thai. Nước giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Uống đủ nước khi mang thai giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đồng thời cũng tránh được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù.
6. Tránh mặc quần áo hoặc tất quá bó chặt
Tránh mặc quần áo quá bó chặt quanh mắt cá chân hoặc cổ tay để máu và các chất lỏng khác có thể lưu thông dễ dàng trong cơ thể. Nên mang các loại tất hoặc quần tất không quá chặt và không bó bụng.
7. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp lưu thông máu trong cơ thể. Hãy duy trì chế độ thể dục hàng ngày như đi bộ hoặc các bài tập thể dục vừa phải và cần có sự đồng ý của bác sĩ cho việc tập luyện. Chỉ tham gia các bài tập kéo giãn cơ sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.
8. Tham gia các liệu pháp điều trị
Bạn có thể thử một số liệu pháp điều trị sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Sử dụng tinh dầu mát xa chân nhẹ nhàng.
- Ngâm chân bị sưng với cây bách, hoa oải hương hoặc dầu hoa cúc giúp làm dịu sự khó chịu.
- Uống các loại trà thảo dược sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ
9. Ngâm mình thư giãn trong bồn nước
Đôi khi ngâm mình trong bồn nước hoặc ngâm chân trong nước lạnh có thể tạo lực ép lên các mô ở chân và tạm thời làm giảm bớt cảm giác đau.
10. Không hút thuốc và dùng các đồ có cafein
Tránh hút thuốc, sử dụng các đồ có cồn và cafein trong giai đoạn mang thai vì đây là những chất có thể làm tăng triệu chứng sưng phù và cơn đau. Ban sẽ không thể thoát khỏi các triệu chứng khó chịu điển hình của giai đoạn mang thai. Nhưng hãy nhớ điều này chỉ là tạm thời và sẽ hết sau khi bạn sinh nở. Đây là quãng thời gian bạn cần chăm sóc bản thân để tận hưởng thai kỳ và cảm nhận niềm hạnh phúc.
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định