Tại sao một số phụ nữ khi mang thai vẫn giữ được vẻ gọn gàng, duyên dáng trong khi một số khác lại khổ sở, mệt mỏi, muốn mở mắt ra cũng không nổi? Esther Phua tìm hiểu và phân tích tác động của giới tính bào thai lên vẻ bề ngoài của người mẹ.







Bé trai không làm mất vẻ đẹp của mẹ vì khi mang thai bé trai, lượng kích thích tố nữ trong cơ thể người mẹ không bị tăng cao. Vì vậy, người mẹ luôn cảm thấy hạnh phúc và rạng rỡ. Trong trường hợp ngược lại, nếu đó là bé gái, người mẹ có vẻ “xuống dốc”, nhất là dáng vẻ bề ngoài và cặp hông. Không chỉ có thế, khi mang thai bé gái, khuôn mặt người mẹ thường bị sưng tấy, mũi bỗng to hơn và “trăm hoa đua nở” ở mặt, cổ và lưng.

Tay Gek Ching, nữ hộ sinh, khẳng định “Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi lượng hoóc môn trong cơ thể người mẹ. Những phụ nữ mang thai bé trai luôn đẹp hơn trong suốt thời gian mang thai và những phụ nữ này cũng có xu hướng chăm sóc cho cơ thể nhiều hơn.

Ibu Mariana, nữ hộ sinh, cũng rất tin tưởng vào sự ảnh hưởng giới tính của bào thai lên dáng vẻ của người mẹ, nhưng lại trái ngược với Tay Gek Ching: bé gái giúp người mẹ khỏe mạnh và xinh đẹp hơn. Điều đó có thật đấy. Dù là trai hay gái, câu trả lời nằm trên gương mặt của người mẹ. Và nếu bạn nhìn một phụ nữ mang thai từ đằng sau, nếu bạn nhận thấy hông của người ấy to và rộng thì chắc chắn là con gái”.

Tin hay không thì chúng ta hãy nghe những ý kiến sau:

Yvetter Chiang, 33 tuổi, mẹ của bé trai 3 tuổi và bé gái 7 tháng: “Khi mang thai Jimmy, nhìn tôi tệ lắm, tôi không dám ra đường hay gặp gỡ bạn bè. Mũi thì sưng to, lỗ chân lông nở rộng, chân cẳng thô kệch, vào 3 tháng cuối thì mụn nổi đầy người. Trong thời gian mang thai Megan tôi lại cảm thấy khỏe mạnh, da láng bóng và tóc mượt mà. Nói chung là rất thỏai mái. Có một điều tôi quan sát thấy là dù cả hai lần mang thai tính cho đến ngày sinh thì tôi tăng cùng số cân nhưng khi lần sinh Megan thì hông lại nở rộng hơn”.

Khi được đề cập đến vấn đề này, BS. Ann Tan, mẹ của ba cô con gái 2-3 và 4 tuổi nhớ lại: “Mặt mũi của tôi “mấp mô” trong thai kỳ đầu. Lần mang thai nào tôi cũng tăng 17 kg nhưng khi mang thai bé đầu tiên thì cơ thể tôi như thể chứa đầy nước. Mụn to và nhiều, nổi đầy lưng; tôi phải tốn hàng đống tiền vào thuốc đặc trị. Nhưng đến bé thứ 2 và 3 thì… khỏe re, không bộ phận nào sưng, không mụn. Điều đặc biệt là nhiều người nhận xét rằng nhìn đằng sau không ai biết tôi đang mang thai, cả 3 lần đều thế”.

Lily Chan có con trai 4 tuổi và con gái 2 tuổi thì lại không có sự khác biệt gì nhiều trong 2 lần mang thai. Không phải do nhận xét chủ quan của tôi mà là nhận xét của nhiều người, “rạng rỡ và hạnh phúc”. Da và tóc láng mượt hơn bình thường, mũi không sưng, bụng cao và gọn gàng. Khi tôi mang thai bé gái, ai cũng nghĩ tôi sẽ có thêm một bé trai nữa.

Sharon Ong, mẹ của bé gái 17 tháng và đang mang thai bé gái thứ hai suýt bị phỉnh vì tin vào tài “xem bụng đoán trai hay gái”: Khi mang thai bé đầu tiên, tôi bị nghén nặng, lúc nào cũng buồn nôn, da sần sùi; nhưng bụng lại nhọn và cao nên mọi người, ngay cả bác sĩ đỡ đẻ trong bệnh viện cũng dự đoán là bé trai. Và lần này, bụng tôi to bè, không nghén nhiều, da sáng và mịn màng, mọi triệu chứng đều trái ngược hẳn với lần mang thai trước nhưng lại cũng “công chúa”. Vì vậy, tôi nghĩ rằng giới tính đứa bé trong bụng chẳng ảnh hưởng gì đến dáng vẻ của người mẹ cả.

Y tá Lim, 46 tuổi, bác sĩ đỡ đẻ tại bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) cho biết: “Theo tôi thì sự thay đổi bề ngoài khi mang thai là tùy thuộc vào mỗi người khác nhau. Tôi đã có nhiều năm trong nghề và quan sát rất nhiều phụ nữ mang thai, một số đẹp hẳn lên và một số lại bị sưng mặt và nhìn mệt mỏi, khổ sở. Hầu hết phụ nữ mang thai đều được nhận ra khi quan sát từ đằng sau, vì vậy “lý thuyết hông to” khi mang thai bé gái là không có cơ sở”.

Tuy vậy, một số người vẫn rất tin tưởng vào việc nhìn dáng vẻ của mẹ để đoán giới tính của bé.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn