Phần lớn các bà mẹ, nhất là những người mang thai lần đầu thường hay lo sợ thái quá về việc đau đẻ, sinh con dị tật… Sự lo sợ này làm tăng tình trạng căng thẳng và để lâu sẽ gây hại cho sức khỏe thai phụ.








1. Bị đau

Người chưa sinh nở bao giờ luôn mang tâm lý sợ đau khi chuyển dạ. Các chuyên gia gợi ý rằng, bạn nên coi chuyện vượt cạn là một thử thách hạnh phúc thay vì quá lo lắng.

- Nếu bạn thuộc nhóm bà mẹ sinh con tự nhiên và đã trải qua lớp học thở khi sinh, sẽ không có gì đáng e ngại cả.

- Trường hợp, bạn phải sinh mổ hoặc hồi hộp đến mức thở sai cách thì cảm giác đau khi sinh cũng chỉ thoáng qua. Hơn nữa,với sự hỗ trợ của các thiết bị y học tiên tiến, các bà mẹ ngày nay được tạo nhiều điều kiện thuận lợi khi sinh nở.

2. Tự ti về ngoại hình

Không ít bà mẹ hoảng hốt vì tình trạng tăng cân vùn vụt, thậm chí còn hoang mang vì chứng sạm da, giãn da thường thấy khi mang thai, sinh nở.

So với niềm hạnh phúc được làm mẹ thì vài điều rắc rối này có đáng kể gì. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được cân nặng, vóc dáng, làn da của mình bằng cách ăn uống, vận động hợp lý.

Nếu chịu khó luyện tập, trong vòng 1 năm sau sinh, đảm bảo bạn sẽ lấy lại được vóc dáng. Bên cạnh đó, nếu có trục trặc gì về làn da, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Không phải bà mẹ nào cũng phải đối mặt với những trục trặc này.

3. Quan hệ tình dục có thể gây hại cho em bé

Không ít bà mẹ có suy nghĩ sẽ gây hại cho bé nếu làm "chuyện ấy" cùng chồng trong thời gian mang thai. Các chuyên gia thì khẳng định rằng, nếu bạn quan hệ tình dục đúng cách thì không có bất kỳ nguy hiểm nào cho thai nhi, trái lại quá trình này làm bà mẹ vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Lưu ý: Tránh những tư thế "yêu" gây sức ép lên bụng và ngực bạn. Nếu bị chảy máu, nên ngừng quan hệ và hỏi ý kiến bác sĩ. Không nên quan hệ vào những tuần cuối của thai kỳ, có thể gây nên tình trạng chuyển dạ sớm.

Các bà mẹ có tiền sử về sảy thai cần lưu ý hơn với tư thế quan hệ tình dục.

4. Vết cắt, rạch khi sinh

Trường hợp sinh thường, đây chỉ là vết rạch nhỏ để các bác sĩ có thể dễ dàng lấy em bé trong bụng bạn ra. Vết rạch này sẽ lành rất nhanh sau đó và hầu như không gây ảnh hưởng nào đến sức khỏe bà mẹ và em bé.

Trường hơp sinh mổ, vết rạch có thể dài hơn một chút nhưng cũng tương đối an toàn. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về điều này.

5. Khuyết tật thai nhi

Hiện tượng này có thể xảy ra. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nghiêm trọng đều được các bác sĩ phát hiện và xử trí (có thể bỏ thai) sớm nhờ siêu âm và xét nghiệm.

Một số dị tật khác hoàn toàn có thể can thiệp ngay sau khi bé chào đời.

6. Không thể làm mẹ tốt

Bà mẹ có thể lo lắng về tài chính, kỹ năng chăm con, dinh dưỡng hoặc tưởng tượng mình dễ mắc sai lầm khi nuôi con ngay từ khi còn mang thai… Lo lắng nhiều không khiến bạn trở nên tốt hơn, ngược lại dễ gây ra tình trạng căng thẳng, stress.

Không có bà mẹ nào hoàn hảo cả, do đó, nếu bạn có điều gì thắc mắc nên hỏi ý kiến mẹ bạn, những người thân đã có con, các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa, tham khảo sách báo…

7. Không thể giảm cân

Thực ra, việc giảm cân ở bà mẹ sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Nhiều bà mẹ mắc sai lầm với suy nghĩ, bồi bổ thật nhiều lúc mang thai, bé sinh ra mới khỏe mạnh, thông minh. Không cái gì quá nhiều là có lợi cả. Thông thường khi mang thai bà mẹ tăng khoảng 9-12kg, nếu tăng trên 15kg, bà mẹ nên đi khám thường xuyên. Tăng cân có thể gây ra hiện tượng tăng huyết áp, tim mạch, sinh non… và là thủ phạm chính khiến bạn khó lấy lại vóc dáng sau sinh.

Tốt nhất, bạn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý từ khi mang thai đến sau khi sinh nở để đảm bảo vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.

Lưu ý: Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Carolina, Mỹ khẳng định: Những bà mẹ hay lo lắng sẽ gia tăng nguy cơ sinh non gấp 3 lần so với nhóm bà mẹ còn lại. Nghiên cứu được tiến hành trên 1820 phụ nữ mang thai.

Vì vậy, bà bầu nên tham khảo thông tin về các triệu chứng, dấu hiệu bình thường khi mang thai, quá trình sinh nở, nên thư giãn, vận động, ăn uống hợp lý để tránh được những mối lo không cần thiết.




Trong Tháng 9, Tạp Chí Bầu có tổ chức các khóa học dành cho các mẹ đang mang thai và các ông bố.

Lịch học tháng 9 cụ thể:
- Thời gian: Khóa học "Thai giáo 360 độ - Giáo dục sớm cho bé từ trong bụng mẹ" diễn ra ngày 20/09/2015 (Xem chi tiết Khóa học tại đây)
Khóa học"360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé"vào ngày 12/09 (Xem chi tiết Khóa học tại đây);
- Địa điểm dự kiến:Khách sạn Hà Nội
- Đăng ký tham dự khóa học
"360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé"tại đây
- Đăng ký tham dự khóa học "Thai giáo 360 độ - Giáo dục sớm cho bé từ trong bụng mẹ" tại đây
Hotline liên hệ thông tin chi tiết: 0912.656.037 - 0966.258.579






Nguồn SKĐS




Theo bau.vn