Những biến đổi khi mang thai có thể làm bạn khó chịu, thậm chí cực kỳ khó ở. Các mẹo dưới đây có thể giúp bạn thoát khỏi tình cảnh đó.
Lợi chị em trở nên mềm hơn và dễ bị tổn thương trong lúc mang thai. Bà bầu nên đến nha sĩ khám trong thai kỳ, tuy nhiên không được chụp X-quang hoặc gây mê. Bảo vệ răng không cẩn thận giai đoạn này, bạn có thể chịu những khó chịu sau khi kết thúc thai kỳ, như chứng ê buốt răng.
Cơ bắp co thắt làm đau, thường xảy ra ở bắp chuối cẳng chân và bàn chân, nhiều khi vào ban đêm. Mẹ bầu hãy xoa bóp phần bắp chân và bàn chân bị có rút. Hãy đi đi lại lại một khi đã bớt đau để máu lưu thông tốt hơn. Đi khám, có thể bác sĩ sẽ bổ sung thuốc bổ có chứa canxi và vitamin D cho bạn.
Đái rắt do tử cung đè lên trên bàng quang. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm trong các tháng giữa của thai kỳ. Bạn cảm thấy mót đi tiểu thường xuyên. Nếu bạn phải thức dậy ban đêm để đi tiểu thì về chiều, hãy cố uống ít nước. Bạn nên đi bác sĩ khám nếu bạn thấy rát buốt mỗi khi đi tiểu vì có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bà bầu rất dễ bị đau lưng trong quý 3 của thai kỳ. Vì vậy hãy cố gắng tránh xách nặng. Tránh đứng dậy bất thình lình khi đang ngồi. Nên đi giày đế thấp vì đế cao có khuynh hướng đẩy trọng lượng bạn về phía trước hơn nữa. Nếu phải làm việc nhà thì làm ở ngang mức sàn nhà, trong tư thế quỳ xuống ngồi lên hai chân, thay vì cúi lom khom. Luôn giữ lưng thẳng sẽ giúp giảm cơn đau ở lưng.
Khó ngủ: Bạn có thể cảm thấy rất khó ngủ vì em bé quẫy đạp, vì mắc đi vệ sinh ban đêm, hoặc là vì bụng của bạn quá lớn nên bạn nằm trên giường không thấy thoải mái. Nên đọc sách hoặc tập các bài thể dục thư giãn nhẹ hay tắm nước ấm trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy thử sử dụng thêm gối. Nếu bạn thường ngủ nằm nghiêng về một phía, bạn hãy gác đùi lên một chiếc gối ôm.
Vào thời kỳ cuối của thai kỳ, đứa bé ép lên cơ hoành làm bạn khó thở. Hãy ngồi xuống nhẹ nhàng. Buổi tối lúc đi ngủ, bạn hãy kê thêm một cái gối. Nếu chứng khó thở này nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nám da: Sự gia tăng sắc tố dưới da là hiện tượng bình thường trong lúc có thai. Về cơ bản, những mảng màu nâu khó chịu này sẽ biến mất ít lâu sau khi bạn sinh. Tuy nhiên hãy tránh ánh nắng gay gắt vì nó làm cho các sắc tố đậm hơn. Sử dụng kem chống nắng nếu đi nắng.
Ợ chua thường xuyên xuất hiện trong thai kỳ. Bạn nên tránh ăn các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị và đừng ăn quá no. Buổi tối, bạn hãy thử uống một ly sữa nóng và dùng thêm gối để gối đầu. Hãy đi khám bác sĩ, có thể bạn được kê thuốc chống thừa acid dạy dày.
Són tiểu: Do các cơ sàn xương chậu yếu và em bé ngày một lớn ép lên bàng quang, bạn có thể bị són một ít nước tiểu mỗi khi chạy, hắt hơi, ho, cười lớn. Vì thế bà bầu nên đi tiểu thường xuyên. Tránh để bị táo bón. Tránh xách nặng. Luyện tập các cơ sàn xương chậu đều đặn: Nằm ngửa, co đầu gối lại, áp hai bàn chân xuống sàn.
Bệnh trĩ: Do đầu của thai nhi đè lên nên các tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn nở. Việc bạn rặn đi cầu sẽ làm cho bệnh trĩ càng nặng hơn. Để không bị trĩ, bạn hãy ăn nhiều rau xanh, tránh bị táo bón. Không nên đứng quá lâu. Nếu bệnh trĩ kéo dài dai dẳng, hãy nói cho bác sĩ và nữ hộ sinh biết để họ kê cho bạn thuốc mỡ bôi hậu môn. Bệnh trĩ nhẹ thường tự biến mất không cần điều trị sau khi bạn sinh em bé.
Kích thích tố progesterone của thời kỳ mang thai làm giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi và gây ra chứng táo bón. Để hạn chế, bạn nên ăn thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước. Hãy đi vệ sinh ngay bất cứ khi nào bạn cảm thấy có nhu cầu. Tập thể dục đều đặn những bài tập phù hợp với thai kỳ.
Lịch học tháng 9 cho bà bầu cụ thể:
- Thời gian: Khóa học "Thai giáo 360 độ - Giáo dục sớm cho bé từ trong bụng mẹ" diễn ra ngày 20/09/2015
Khóa học"360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé"vào ngày 12/09;
- Địa điểm dự kiến:Khách sạn Hà Nội
- Đăng ký tham dự khóa học "360 độ kiêng cữ cho bà bầu và em bé"tại đây
- Đăng ký tham dự khóa học "Thai giáo 360 độ - Giáo dục sớm cho bé từ trong bụng mẹ" tại đây
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn