“Nứt cổ gà” hay nứt núm vú là hiện tượng thường gặp ở những phụ nữ đang cho con bú với các triệu chứng như núm vú sưng đỏ tấy, có cảm giác đau rát khi cho con bú.






Bệnh nếu không điều trị sớm có thể bị bội nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và gây đau đớn cho người mẹ.

Nguyên nhân gây nứt núm vú ở phụ nữ sau sinh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ sau sinh đặc biệt là những bà mẹ đang cho con bú bị “nứt cổ gà”. Tuy nhiên các bác sĩ cho biết nguyên có thể là mẹ cho bé bú không đúng cách, nghĩa là em bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ ngậm một phần nhỏ của đầu núm vú.




Bé bú không đúng cách sẽ gây nứt núm vú
Hơn nữa, trong quá trình bú sữa mẹ, trẻ thường có hành động mút, kéo, giật mạnh núm vú, lâu ngày đầu núm vú sẽ có những vết nứt. Nếu không vệ sinh sach sẽ và điều trị sớm vết nứt sẽ lan rộng ra gây đau đớn và khó chịu cho người mẹ, để lâu có thể gây viêm nhiễm, bưng mủ quanh đầu núm vú ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và chất lượng sữa.

Cách xử trí xử lý khi bị nứt núm vú

- Trong quá trình cho bé bú nếu bạn bị đau rát, đầu núm vú bị sưng đỏ tấy và có dấu hiệu bị nứt thì nên ngừng việc cho trẻ bú. Lúc này, bạn dùng nước ấm pha chút muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý để vệ sinh núm vú, sau đó lau khô bằng khăn mềm.




Khi có dấu hiệu bị nứt núm vú nên đi khám bác sĩ
- Trong trường hợp cần thiết nên đi bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời tránh viêm nhiễm, bưng mủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và chất lượng sữa.

- Khi núm núm vú bị nứt bạn không nên cho bé bú trực tiếp mà nên vắt sữa, rồi cho bé bú bình sẽ tốt hơn. Đợi cho đến khi bệnh khỏi hẳn mới tiếp tục cho bé bú trở lại. Và nên cho bé bú đúng cách để tránh bệnh tái phát.

Cách phòng tránh nứt núm vú cho mẹ

- Cho trẻ bú đúng cách sẽ giúp phòng tránh được nứt núm vú.

- Thường xuyên vệ sinh và lau sạch vú bằng nước ấm pha chút muỗi loãng trước và sau khi em bé bú.

- Khi tắm bạn không nên bôi trực tiếp xà phòng, sữa tắm hoặc dung dịch diệt khuẩn lên hai đầu núm vú sẽ khiến da bị khô làm nứt nẻ hai đầu núm vú.

- Nên chọn loại áo ngực vừa vặn, tránh áo có gọng kim loại để tránh cọ xát gây tổn thương cho bầu ngực và giúp sữa dễ dàng lưu thông hơn.




Cho trẻ bú đúng cách và bú đều hai bên để phòng tránh nứt núm vú
- Cho trẻ bú đều hai bên. Khi cho bé bú mẹ nên cho miệng của bé ngậm toàn bộ quầng vú và đầu núm vú. Tuyệt đối không cho bé vừa ngủ vừa ngậm vú vì trẻ dễ cắn núm vú gây tổn thương dẫn đến viêm nhiễm đầu vú.

- Khi có các triệu chứng bị đau, sưng và nứt núm vú mẹ cần tạm thời ngừng cho bé bú và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.
Theo Yeutre

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn