Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không, mắt bé có mở không, có cảm nhận được mùi vị không... là những thắc mắc của đa số các mẹ bầu.
Trong thời gian mang thai, chắc chắn các bà mẹ sẽ vô cùng tò mò muốn biết con mình đang phát triển như thế nào, có những thay đổi gì đáng kể không? Khi nào mắt, mũi, chân tay xuất hiện và bé đã dài bao nhiêu rồi…?
Trên thực tế có rất nhiều điều thú vị về thai nhi trong bụng mẹ mà không phải bác sĩ nào cũng cung cấp cho mẹ bầu. Theo từng giai đoạn, thai nhi sẽ phát triển về khả năng thị giác, thính giác, khứu giác... Mỗ tuần thai, bé lại có những thay đổi mới để dần hoàn thiện hơn.
Dưới đây là 9 sự kiện đặc biệt nhất về thai nhi không phải mẹ bầu nào cũng biết:
Sự phát triển của mắt và tai
Vào tuần thứ 8 thai kỳ, đôi mắt và tai của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. Mặc dù lúc này thai nhi chỉ dài khoảng 2cm. Khuôn mặt của bé cũng bắt đầu quá trình phát triển nhanh chóng.
Vào tuần thứ 8 thai kỳ, đôi mắt và tai của bé đã bắt đầu hình thành và phát triển. (ảnh minh họa)
Bộ phận sinh dục
Bộ phân sinh dục của thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thứ 9 và sẽ được phân biệt thành bộ phận sinh dục nam hay nữ ở tuần 12 thai kỳ. Đây là điều vô cùng thú vị mà không phải mẹ bầu nào cũng biết và các bác sĩ cũng ít khi tiết lộ
Khi nào cơ thể bé hình thành đầy đủ?
Ở tuần 12 thai kỳ, mặc dù mới chỉ dài khoảng 5cm từ đầu đến mông nhưng cơ thể bé đã được hình thành đầy đủ bao gồm ngón tay, ngón chân với móng tay đầy đủ. Tai, mắt, mũi, miệng và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã đầy đủ.
Cơ thể bé bằng nửa chiều dài khi sinh
Điều thú vị đặc biệt này rơi vào tuần thứ 20 thai kỳ. Lúc này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bé khoảng 18cm. Thai nhi cũng bắt đầu có những chuyển động mạnh trong bụng mẹ và ở bên ngoài mẹ cũng dễ dàng cảm nhận được những chuyển động này.
Ngoài ra, vào tuần thai này, qua hình ảnh siêu âm mẹ cũng dễ dàng nhìn thấy lông mày hay móng tay của bé.
Khi nào bé nghe được âm thanh từ bên ngoài
Theo các chuyên gia, vào khoảng tuần thứ 20-24 thai kỳ, em bé sẽ nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể đáp lại những âm thanh đó. Lúc này, khuôn mặt và các cơ quan trong cơ thể bé cũng đã hoàn thiện. Tuy nhiên các lớp da còn mỏng, hơi nhăn nheo và được bảo vệ bởi một lớp lông tơ.
Theo các chuyên gia, vào khoảng tuần thứ 20-24 thai kỳ, em bé sẽ nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài tử cung và có thể đáp lại những âm thanh đó. (ảnh minh họa)
Thai nhi thở thế nào?
Trong bụng mẹ, thai nhi có thở không? Đây là thắc mắc của hầu hết các mẹ bầu. Câu trả lời là: Trong bụng mẹ thai nhi vẫn thở mặc dù không hít thở oxy thông qua phổi như sau khi chào đời. Khoảng tuần thứ 27 của thai kỳ, chất lỏng sẽ tràn đầy trong phổi và khi chào đời, quá trình đi ra khỏi cơ thể mẹ sẽ đẩy hết nước trong phổi ra để bé bắt đầu những nhịp thở đầu tiên.
Cảm nhận mùi vị
Vào tuần 28 thai kỳ, khứu giác của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh và từ tuần thai này khi mẹ ngửi thấy bất cứ mùi gì thì em bé cũng ngửi được mùi đó.
Mắt thai nhi có mở không?
Ở khoảng tuần thứ 32 thai kỳ, mắt của bé sẽ mở mỗi khi bé thức giấc. Lúc này, đầu của em bé thường sẽ quay xuống dưới hướng về cửa âm đạo để dễ dàng chào đời. Mẹ cũng sẽ dễ dàng cảm nhận được những chuyện động mạnh mẽ từ chân, tay thai nhi.
Vào tuần thai thứ 32, em bé dài khoảng 35-38cm tính từ đầu đến mông và 44-55cm tính từ đầu đến chân.
Bé chào đời đúng ngày dự sinh?
Theo thống kê chỉ khoảng 5% trẻ sơ sinh chào đời đúng ngày dự sinh. Còn lại các bé sẽ chào đời trong khoảng 2 tuần trước và sau ngày dự sinh. Thông thường, người ta sẽ dự tính 40 tuần thai là bé đủ ngày đủ tháng. Cân nặng của các bé khi chào đời nặng khoảng 2,5-3,5kg.
Theo Suckhoevadoisong
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn