Theo các nhà khoa học của Mỹ thì việc cho con bú trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm giúp cho phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao khi nhiều tuổi.





Các nhà khoa học thuộc Đại học North Carolina phát hiện, cho con bú sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của con mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao - một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường và tim mạch - ở người mẹ khi về già.


Những phụ nữ cho con bú sữa mẹ ít mắc bệnh huyết áp cao.
Tiến sĩ Alison M. Stuebe và các cộng sự đã tiến hành một cuộc nghiên cứu với 56.000 phụ nữ ở Mỹ trong vòng 14 năm, để tìm hiểu mối quan hệ giữa việc cho con bú và nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao ở người mẹ. Kết quả, các nhà khoa học phát hiện, 8.900 phụ nữ trong nghiên cứu mắc bệnh huyết áp cao.
Trong đó, những phụ nữ cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu, có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao thấp hơn 22% so với những phụ nữ chỉ cho con bú sữa ngoài. Tương tự, những phụ nữ cho con bú trong 3 tháng đầu tiên và ít hơn có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao hơn 1/4 lần so với những phụ nữ cho con bú ít nhất trong vòng 1 năm.
Tiến sĩ Alison M. Stuebe phỏng đoán, bụng phụ nữ chậm co lại do cho con bú sữa là nguyên nhân giúp giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao ở người mẹ.
Những nghiên cứu trên động vật trước đây cũng chứng tỏ cho con bú sữa mẹ giúp những con cái có hàm lượng hormone oxytocin, là một trong những hormone ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp trong cơ thể.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo phụ nữ nên cho con bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Sữa mẹ được cho là có tác dụng giúp trẻ chống lại một số bệnh phổ biến, như tiêu chảy và viêm tai giữa.
Theo Phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn