Tất tả và dày công chuẩn bị biết bao để mong đến ngày nhận được tin vui đã đậu thai. Hạnh phúc và trân quý biết bao khi được cảm nhận những cú ngọ nguậy đầu tiên của con yêu trong cung lòng êm ái. Vậy mà có không ít bà mẹ lại cùng lúc phải trải qua tất cả niềm háo hức mong chờ ấy với nỗi ám ảnh khủng khiếp khi bị sẩy thai.






Chính vì vậy, hiểu được nguyên nhân gây sẩy thai trong từng giai đoạn của thai kỳ sẽ giúp mẹ biết cách cùng con con đi qua thai kỳ một cách suôn sẻ nhất.

1. Những nguyên nhân gây sẩy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ

Vấn đề về nhau thai




Bất cứ bất thường nào xảy ra ở nhau thai cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nhau thai là một phần sự sống của thai nhi. Nó đóng một vai trò vô cùng quantrọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi khi đảm nhiệm chức năng trung chuyển thức ăn và máu, nguồn sống cơ bản từ người mẹ sang con. Chính vì vậy bất cứ bất thường nào xảy ra ở nhau thai cũng đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Và đó chính là nguyên nhân gây sẩy thai chủ yếu trong thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ khi mà nhau thai đang trong quá trình hình thành và phát triển.

Bất thường về nhiễm sắc thể

Một thai nhi được hình thành cần mang đầy đủ thông tin di truyền từ người bố và mẹ. Theo đó, từ 23 nhiễm sắc thể của bố và mẹ, bé cần có tổng cộng 46 nhiễm sắc thể. Nếu số lượng nhiễm sắc thể bất thường, nghĩa là nhiều hơn hoặc ít tổng này đều dẫn đến sự phát triển bất thường và gây ra sẩy thai.

Bất thường cổ tử cung và tử cung




Một dị tật ở cổ tử cung như ngắn bất thường hoặc hậu quả để lại sau những lần hậu phẫu để lại sẹo làm bít cổ tử cung cũng là nguyên nhân sẩy thai. ​
Một dị tật ở cổ tử cung như ngắn bất thường hoặc hậu quả để lại sau những lần hậu phẫu để lại sẹo làm bít cổ tử cung cũng là nguyên nhân sẩy thai khá phổ biến trong những tháng đầu thai kỳ.

Hội chứng rối loạn đông máu

Khi cơ thể người mẹ kháng phospholipid làm thiếu đi một protein giúp kiểm soát được hiện tượng chảy máu hoặc sự tồn tại của loại protein này đã không thể đi vào hoạt động bình thường khiến xảy ra tình trạng máu chảy không đông hoặc chậm đông. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây sẩy thai trong khoảng 10 tuần đầu thai kỳ.

Rối loạn hệ thống miễn dịch

Nếu người mẹ mang thaibị rối loạn hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ đồng nghĩa thai nhi như một vật thể lạ tấn công cơ thể và đẩy nó ra khỏi tử cung người mẹ.

2. Những nguyên nhân gây sẩy thai trong 3 tháng giữa thai kỳ

Người mẹ mắc các bệnh lây nhiễm




Người mẹ bị tấn công bởi một số loại virus theo mùa gây ra các bệnh như rubella, nguy cơ sẩy thai sẽ cao hơn.​
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi đang được định hình, người mẹ rất dễ bị tấn công bởi một số loại virus theo mùa gây ra các bệnh như rubella, bệnh quai bị, bệnh sởi, listeria, cytomegalovirus, parvovirus… hoặc bản thân người mẹ đã mắc các lây nhiễm như bệnh AIDS nguy cơ sẩy thai sẽ cao hơn.

Bệnh mãn tính

Những căn bệnh mãn tính người mẹ mắc phải như bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, mất kiểm soát đường huyết khi bệnh tiểu đường, huyết áp tăng cao vượt mức… sẽ gây ra sẩy thai vào những tháng giữa thai kỳ.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) được biết đến như nguyên nhân gây vô sinh phổ biến ở nữ giới nhưng đồng thời, nó cũng chính là căn nguyên của tình trạng sẩy thai liên tiếp ở phụ nữ. Bởi lẽ, buồng trứng của người phụ nữ mắc đa nang thường to hơn so với những trường hợp bình thường khác và gây ra sự mất cân bằng nội tử cung. Nguyên nhân gây sẩy thai này chiếm đến 80% các trường hợp sẩy thai.

Bất đồng nhóm máu mẹ và con

Sự bất đồng nhóm máu Rh ở mẹ và con khiến hệ thống miễn dịch chống lại yếu tố Rh trong máu và đẩy thai nhi ra khỏi tử cung người mẹ.

Ngoài những nguyên nhân sẩy thai phổ biến được ghi nhận ở hai giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, còn lại khoảng 50-60% trường hợp sẩy thai không rõ nguyên nhân.

3. Đối diện với vấn đề sẩy thai

Phụ nữ mang thai không yếu đuối


Trong thai kỳ, bạn vẫn có thể luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.​
Trong thai kỳ, rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa là người phụ nữ phải luôn ngồi một chỗ để dưỡng thai. Bạn vẫn có thể luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ với điều kiện bạn phải biết rõ cơ thể mình đang khỏe mạnh.

Đối mặt với sẩy thai

Nếu bạn đã bị sẩy thai không nên từ bỏ hy vọng mang thai lần nữa. Bạn chỉ cần đảm bảo cơ thể đã đủ thời gian hồi phục và bản thân đã vượt qua được những ám ảnh, áp lực từ lần sẩy trước. Trong quá trình chờ phục hồi, bạn cần báo ngay cho bác sĩ biết những biến chứng bất thường để kịp thời điều trị.

Sau cùng, điều quan trọng nhất đối với bạn vẫn là tinh thần lạc quan và tin tưởng vào sự thành công của lần mang thai tiếp theo để sẵn sàng chào đón những đứa con xinh đẹp chào đời.
Theo phununew

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn