Nếu mẹ bầu đã bị đau dạ dày trước đó thì thời gian mang thai sẽ khiến cho tình trạng này trở nên tệ hơn do ốm nghén và những lo lắng, căng thẳng của thai kỳ mang lại. Do đó, mẹ bầu nên có những chăm sóc đặc biệt hơn.








Đau dạ dày trở nên khó chịu hơn khi mẹ mang thai.​
Khi mang thai, tần suất các cơn đau dạ dày sẽ nhiều hơn hẳn do tác động của chứng nôn mửa ốm nghén gây ra. Và lúc này dạ dày co bóp mạnh hơn bình thường để tống thức ăn ngược chiều ra ngoài.

Đến lúc các cơn nghén đi qua thì lúc này dạ dày bị chèn ép bởi tử cung ngày càng lớn dần và có thể thay đổi vị trí. Nhu động cơ dạ dày trở nên kém, thức ăn chậm tiêu và dịch vị dễ ứ đọng khiến cho niêm mạc dạ dày càng dễ bị tổn thương hơn.
Lúc này để đảm bảo sức khỏe mẹ cần tiến hành điều trị đau dày. Hãy cho bác sĩ biết tình trạng của mẹ và làm theo các hướng dẫn cần thiết. T

Chăm sóc cho mẹ bầu đau dạ dày

Để làm giảm áp lực lên dạ dày, mẹ bầu nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ và dùng các khoảng cách đều nhau trong ngày.



Kể cả đọc sách sau khi ăn thì mẹ cũng không nên nhé. ​
Những thực phẩm làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày như rượu, cà phê, chocolate, gia vị cay nóng, nặng mùi... nên được hạn chế trong thực đơn của mẹ. Sự tăng tiết dịch này khiến cho dạ dày xuất hiện những cơn co thắt nghiêm trọng và gây đau cho cơ thể.

Để tạo điều kiện tốt cho dạ dày hoạt động, mẹ nên nghỉ ngơi sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến cho thức ăn không bị trào ngược lên. Ít nhất 2 hay 3 giờ sau khi ăn mẹ mới nên vận động. Mẹ cũng tránh vận động trí óc sau khi ăn xong nhé, đây cũng là một kiểu chia lực của cơ thể khiến cho chúng không thể tập trung toàn bộ vào nhiệm vụ tiêu hóa.

Ngoài ra, căng thẳng, lo âu, trầm cảm thường làm cho mẹ bầu bị đau dạ dày nặng hơn do đó mẹ nên kiểm soát cảm xúc của mình. Hãy học cách hít thở sâu, thả lỏng tinh thần và tập thiền để cân bằng tâm trạng nhé!

Một số bài thuốc tự nhiên dành cho mẹ bầu bị đau dạ dày

Nghệ + mật ong:





Nghệ mật ong chữa đau dạ dày hiệu quả​
Mẹ có thể dùng nghệ và mật ong để làm giảm đau dạ dày. Lượng dùng nên vừa phải, phù hợp với cơ địa từng mẹ bầu. Mẹ có thể trộn nghệ và mật ong để vo thành viên cất trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống ba viên. Tùy theo tình hình bệnh lý mà có thể uống từ 5 ngày đến 40 ngày.

Lá lô hội:

Mỗi ngày mẹ dùng khoảng 10 lá lô hội, cắt bỏ vỏ rồi đun nước uống cũng rất tốt cho dạ dày.

Uống nước ép bắp cải:

Nước ép rau bắp cải cũng là một vị thuốc làm giảm đau dạ dày hiệu quả. Bắp cải luộc chín, ép lấy nước. Mỗi ngày uống khoảng 1 lít nước cải ép. Uống liên tục trong vòng hai tháng thì bệnh sẽ chuyển biến tốt. Nước ép nên để trong tủ lạnh, tránh bị hư hỏng. Mỗi lần mẹ chỉ cần uống 200 ml là được. Uống thay nước trong ngày.





Uống nước ép bắp cải cũng có tác dụng giúp dạ dày giảm đau​
Uống/ăn bao tử heo/nhím

Bao tử heo hay nhím cũng là thực phẩm để làm giảm những tổn thương của niêm mạc dạ dày. Với dạ dày nhím thì mẹ sấy khô, tán bột, rồi uống 10g mỗi ngày vào lúc đói là được. Còn dạ dày lợn thì mẹ chỉ cần hầm với 100gr đậu tương để dùng.
Theo Mevabe

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn