Tiếng thỏ thẻ ấm áp của người cha, người mẹ là những thanh âm êm ái và dễ chịu nhất với thai nhi. Bên cạnh những lời chuyện trò hàng ngày, cha mẹ có thể chọn một câu chuyện nào đó để đọc cho con nghe bằng chính giọng điệu của mình. Đây cũng là một cách để bạn làm quen với bé trước khi bé chào đời đấy.






Thai nhi thích nghe truyện gì?




Những câu chuyện cổ tích sẽ giúp cho bé thông minh hơn.​
Nhà bác học Albert Einstein từng nói “Nếu muốn trẻ con thông minh, hãy đọc cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích”. Đáng tiếc, ngày nay để duy trì việc đọc truyện cho con đã trở thành điều gì đó xa xỉ. Thay vào đó, những bà mẹ hiện đại lại dành nhiều thời gian hơn để xem những bộ phim truyền hình dài tập.

Phần lớn kiến thức nhân loại đều được cất giấu trong những cuốn sách. Giá trị của chúng được bảo tồn theo thời gian khi con người đã tiếp thu được chúng. Chớ có nghĩ rằng, một thai nhi sẽ không hiểu được những cái phức tạp hơn âm thanh ê a. Nếu cha mẹ có thể trò chuyện với con cái bằng cách cho chúng nghe câu chuyện của mẹ nơi cơ quan, câu chuyện ba mua đồ chơi… thì chúng cũng hoàn toàn có thể tiếp thu và lưu giữ ở dạng tiềm thức. Vì thế hãy dành thêm thời gian kể chuyện cho con nghe nhé! Hơn thế, chính khi đọc lại những câu chuyện mang các giá trị nhân văn bằng ngôn từ sinh động như truyện cổ tích, mẹ sẽ được trở về một tuổi thơ êm đềm biết đâu tinh thần mẹ lại phấn chấn hẳn lên không chừng.

Hình thức kể chuyện




Mẹ có thể kể những câu chuyện trong sách cho bé nghe.
Mẹ có thể kể những câu chuyện cổ tích trong sách cho bé nghe hoặc là những câu chuyện do mẹ tưởng tượng ra, chuyện cơ quan, chuyện của bố và mẹ,…

Khi kể chuyện, người mẹ nên chọn tư thế thoải mái nhất, kể rõ ràng, mạch lạc, giọng lên xuống, biến đổi thanh điệu sao cho nhẹ nhàng và có sức truyền cảm. Khi kể mẹ hãy thư thái để có thể tưởng tượng ra bối cảnh câu chuyện trong đầu để bản thân thấy thích thú với việc đang làm. Nếu mẹ không có trí tưởng tượng phong phú có thể chọn tranh ảnh có hình vẽ vui nhộn, ngộ nghĩnh để truyền cảm giác thích thú cho con.

Trong lúc đọc, mẹ có thể hình tượng hóa thông qua ngũ quan của bạn để truyền tới thai nhi cụ thể hơn, bởi vì thai nhi không chỉ tiếp nhận những ngôn ngữ của bạn bằng tai mà còn bằng các giác quan khác.
Theo Yeutre

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn