Nhiều người nghĩ rằng sau khi con sinh ra là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của các cặp cha mẹ – thời gian ngắm con, chăm con còn chưa đủ, nói gì đến cãi vã mất vui. Thế nhưng thực sự, như ta đã thấy, chuyện những cặp bố mẹ trẻ giận dữ cãi nhau là chuyện “thường tình ở huyện”.
Lý do cãi nhau thường là: “Đến lượt ai trông con? Ai được ngủ nhiều hơn?” “Con khóc đòi em đây! Em đã làm gì cả ngày vậy?”
Hoặc…
4. Việc nhà là việc của ai?
Một đứa bé sinh ra đem theo nhiều “nhiệm vụ” mới mẻ – như cho ăn hay thay tã – đồng thời gia tăng những “nhiệm vụ” cũ như rửa bát, lau nhà, đi chợ, giặt giũ… Thực tế, có người thống kê được rằng một đứa bé có thể tạo ra 350 việc mỗi tuần. Vậy nên chẳng trách mà đôi vợ chồng trẻ đều cảm thấy áp lực và bối rối trong việc phân chia công việc ra sao để công bằng cho cả hai.
Cách giữ hòa khí:
Bạn đừng rơi vào cái bẫy mong chờ người khác đọc được suy nghĩ của mình, rồi sau đó khổ sở, hậm hực khi chuyện đó không diễn ra. Thay vào đó, hãy giải thích cảm giác của bạn cho rõ ràng, chẳng hạn, “Em cảm thấy mệt và căng thẳng vì việc nhà nhiều quá.” Hãy giải thích rằng bạn cần sự giúp đỡ và tốt nhất nên nói thẳng ra “Anh rửa bát trong khi em giặt quần áo nhé?”, thay vì những câu bâng quơ mơ hồ như “Anh phải dọn dẹp nhiều hơn đi chứ.”
Việc phân chia cố định các việc trong nhà cũng đem lại hiệu quả. Chẳng hạn như vợ lo nấu cơm, xong xuôi thì chồng rửa bát, vợ giặt quần áo cho con còn chồng dọn buồng tắm, vợ tưới cây chồng đổ rác…
5. “Anh ra ngay!”
“Anh chỉ xem cái này một tí thôi,” chồng bạn nói rồi cắm đầu vào máy tính, đến tận 45 phút, sau thì lại còn không hiểu vì sao vợ mình nổi trận lôi đình. Hoặc “Chồng tôi cứ đi là đi cả hàng tiếng đồng hồ,” một người vợ chia sẻ. “Cứ nói là đi mua đồ gì đó, rồi không tìm ra hoặc chỗ quen hết hàng, phải đi tìm ở hàng khác… tất cả những gì tôi biết là anh ta đi quá lâu trong khi tôi thì phải trông con một mình, bực ghê lắm.”
Dù là vô tình hay cố ý thì những “cuộc chạy trốn” khỏi việc trông con như vậy vẫn xảy ra khi những bố mẹ trẻ tuyệt vọng muốn có chút thời gian được ở riêng một mình – và một chút rất dễ quá đà thành vài tiếng.
Cách giữ hòa khí:
Một lần nữa, hãy nói rõ suy nghĩ và cảm xúc với nhau. Chẳng hạn như, “Lúc anh ngồi máy và để em trông con một mình, em cảm thấy mệt mỏi vì không được chia sẻ.” Hãy thể hiện suy nghĩ và mối bận tâm của mình như một vấn đề cần được giải quyết hơn là chỉ trích nửa kia đã làm điều sai và cần phải ăn năn day dứt suốt đời.
Sau đó, hãy cùng nhau thống nhất kế hoạch, phân chia công việc để cả hai người đều có thể có thời gian riêng dành cho điều mà mình quan tâm thích thú. Chẳng hạn các bạn có thể đánh dấu luôn trên lịch lúc nào làm việc, lúc nào chăm con, lúc nào cả gia đình cần ở bên nhau, lúc nào được có thời gian riêng tư riêng mình… Phân công chi li thế này thoạt nghe có vẻ bày vẽ, kỳ cục, làm mất tự do, nhưng đó là cách sẽ bảo đảm thời gian cho nhu cầu của mỗi người.
Một số mẹo khác nhằm củng cố mối quan hệ vợ chồng sau khi có con
Đừng giám sát và chỉ đạo: Nếu đã đến lượt bạn nghỉ ngơi thì hãy nghỉ ngơi đi nhé, đừng dùng khoảng thời gian này để luôn miệng khuyên nhủ, chỉ bảo chồng mình cách trông con, chơi với con như thế nào. Hãy nhớ, có nhiều cách khác nhau để dỗ dành và giúp cho một đứa bé cảm thấy vui vẻ, nếu cách của chồng khác với cách của bạn thì điều đó sẽ tốt cho sự linh hoạt của con bạn chứ không gây hại gì cả.
Đừng quên hẹn hò: Chắc chắn rồi, cả hai bạn đều yêu con, nhưng việc dành thời gian lãng mạn để hâm nóng tình cảm với nhau cũng rất quan trọng.
Thể hiện sự trân trọng: Một chút sự trân trọng, biết ơn thôi cũng có thể đem lại tác dụng lớn không ngờ. Vậy nên hãy thể hiện với những việc tốt mà chồng bạn làm, như đi bỏ rác, làm trò cho con cười, hay mua đồ ăn ngon về. Bạn làm như vậy sẽ khiến chồng bạn vui và càng tích cực làm việc tốt hơn, kết quả là cả nhà cùng vui.
Hãy nhờ sự giúp đỡ chuyên môn nếu cần, có thể liên quan đến vấn đề y tế, chăm sóc trẻ, chăm sóc mẹ…
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn