Bạn đừng nghĩ thai nhi trong bụng thì biết gì mà dạy. Lầm to rồi đấy nhé! Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những kiến thức thai giáo hữu ích nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày.






Phần 1: 3 tháng đầu của thai kỳ

Tháng đầu tiên tinh thần lạc quan của mẹ là tất cả cho con



Tin vui đã đến với mẹ, điều này thật sự rất tuyệt vời. Thế nhưng đi cùng với đó là một chuỗi những lo lắng thường trực về chế độ ăn uống, về sức khỏe, về việc kiêng cữ, lịch thăm khám… Có quá nhiều thứ trong đầu như thế này hẳn sẽ khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, cứ lo lắng nhiều điều lại chẳng thể giải quyết được gì mà thậm chí còn có hại cho thai nhi hơn.

Thay vào đó, bạn có thể tìm cách thư giãn như: cùng chồng dạo bộ nhẹ nhàng, chậm rãi, vừa đi vừa hít thở không khí trong lành, tăng cường những giây phút gắn kết tình vợ chồngson sẻ. Vào dịp cuối tuần có thể cùng chồng đi xem phim, xem ca nhạc, vào quán cà phê như lúc mới yêu nhau. Những việc làm nho nhỏ này sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho bạn và con.

Tháng thứ 2, cha mẹ bắt đầu đặt tên cho con để dễ chuyện trò

Hãy tiếp tục giữ vững tinh thần thoải mái, tươi vui vì nên nhớ rất nhiều người phụ nữ đang mong chờ được lãnh nhận thiên chức thiêng liêng như bạn. Hãy dẹp qua suy nghĩ “mang nặng, đẻ đau” để hướng đến lối nghĩ lạc quan, tích cực.

Lúc này, vai trò của người cha trở nên rất quan trọng. Bố hãy làm cho mẹ cảm thấy được yêu thương hơn bao giờ hết. Hãy quan tâm, chăm lo cho mẹ bé nhiều hơn, giúp đỡ mẹ trong mọi việc, cùng mẹ bé đi chơi, giải trí. Những cử chỉ nhỏ như mang bữa sang tới giường cho mẹ, xoa lưng mẹ khi mẹ bị nôn… đều sẽ khiến mẹ cảm thấy hạnh phúcvô bờ.

Bố cũng đừng quên hỏi han, vuốt ve em bé trong bụng mẹ. Cả bố và mẹ hãy bắt đầu nghĩ cho con mình một cái tên, lúc rảnh cùng vuốt ve, trò chuyện và gọi tên bé. Tuy lúc này em bé chưa thể cảm nhận và hiểu được tiếng nói của ba mẹ nhưng sự quan tâm ấy của bố chính là món quà tinh thần đầy ý nghĩa dỗ dành mẹ khi tiếp nhận những thay đổi mới mẻ từ cơ thể mình.

Tháng thứ 3, ba là bờ vai cho hai mẹ con

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ được xem là mệt mỏi nhất khi chứng ốm nghén hành hạ mẹ nhiều. Kéo theo đó là sự mệt mỏi, mất sức và những lo lắng sẽ khiến mẹ dễ cáu gắt, nổi giận vô cớ. Do đó, người chồng hãy trở nên những người đàn ông độ lượng và sẵn sàng vỗ về người vợ của mình vì đơn giản đó là những phản ứng sinh lý và tâm lý của thai kỳ.


Trong những tháng đầu thai kỳ tính nết vợ có thể thay đổi thất thường, chồng nên quan tâm và trở thành chỗ dựa vững chắc cho nàng
Mặt khác, do thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể nên mẹ bầu hầu như thờ ơ trong chuyện vợ chồng. Đặc biệt, có những người còn mắc chứng lãnh cảm, sợ hãi khi đề cập tới chuyện ấy, nhất là ở những phụ nữ khó thụ thai hay đã từng bị sảy thai. Lúc này, người chồng cần có những biện pháp tâm lý như an ủi, động viên, thông cảm và sẻ chia với vợ. Việc nảy sinh cáu gắt ngược lại với vợ sẽ khiến người phụ nữ mang thai chuyển biến tâm lý bất lợi cho thai nhi.

Vào buổi tối, mẹ vừa vuốt ve bé, vừa nghe nhạc thư giãn từ 5-10 phút. Khi nghe nhạc, mẹ tưởng tuợng theo nhạc những hình ảnh đẹp như: biển xanh ngắt dưới ánh nắng chói chang, mặt trời hoàng hôn đỏ ối, thác nước tung bọt trắng xóa, hay dòng suối chảy róc rách giữa rừng cây…

Đến quý II của thai kỳ, những thay đổi lớn trong việc hình thành các cấu tạo cơ quan và não bộ của thai nhi sẽ đòi hỏi mẹ phải thay đổi phương thức thai giáo sao cho phù hợp nhất. Điều này sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của chuyên đề.
Theo Yeutre

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn