Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) là một bệnh mà tất cả các thai phụ đều sợ bởi có khoảng 10% trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn này tử vong mỗi năm.






Dưới đây là trả lời của BS Ellie Cannon (Anh) về căn bệnh này:

Hỏi: Tôi mang thai và bác sĩ nói tôi bị nhiễm khuẩn cầu nhóm B. Đó là gì?

Trả lời: Đó là một loại vi khuẩn xuất hiện ở 1/3 phụ nữ và không hề gây ra bất cứ biểu hiện nào. Nó không phải là bệnh lây qua đường tình dục nhưng là sinh vật hội sinh – sống trong cơ thể mà không gây hại. Tuy nhiên, do nó xuất hiện ở âm đạo nên có thể lây cho trẻ trong quá trình chuyển dạ và gây ra một số bệnh nghiêm trọng.

Hỏi: Làm gì khi biết cơ thể mình có vi khuẩn này?

Trả lời: Sẽ không có bất cứ triệu chứng nào trừ khi xét nghiệm nước tiểu và làm phiến đồ âm đạo. Khám thai bình thường ít khi thực hiện xét nghiệm này trừ khi bạn yêu cầu.

Hỏi: Nó ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ như thế nào?

Trả lời: Nó không ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ nhưng nên truyền kháng sinh đường tĩnh mạch khi bắt đầu chuyển dạ và cho tới khi bé chào đời. Cách này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ truyền vi khuẩn sang trẻ. Nếu sinh mổ thì không cần truyền kháng sinh.

Hỏi: Nó ảnh hưởng tới em bé như thế nào?

Trả lời: Nếu truyền kháng sinh khi chuyển dạ thì bé sẽ hoàn toàn không bị lây nhiễm. Hầu hết quá trình nhiễm khuẩn cầu nhóm B diễn ra trong tuần đầu tiên chào đời và gây nhiễm độc máu có hoặc không kèm theo viêm phổi. Triệu chứng gồm kém ăn, buồn ngủ, càu nhàu, kích thích và thân nhiệt tăng hay thở nhanh. Trong tuần đầu tiên sau sinh, nếu thấy bé có bất kỳ biểu hiện nghi ngờ nào thì đều nên hỏi bác sĩ.

Hỏi: Có thể điều trị không?

Trả lời: Có và cách nhanh nhất là truyền kháng sinh liều cao vào đường tĩnh mạch. Bé cần ở viện ít nhất 10 ngày. Đa số các trường hợp đều khỏi, chỉ có khoảng 10-15% trẻ tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Hỏi: Vậy thực hiện kiểm tra tầm soát tốt nhất khi nào?

Trả lời: Đó là khi thai được 35-37 tuần tuổi.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn