Ảnh hưởng của bệnh điếc đối với trẻ trong sinh hoạt hàng ngày là rất nặng nề. Nó được ví như một “tai họa”, bởi có thể gây ra các hậu quả như nghe kém, chậm nói hoặc không nói được, chậm phát triển về ngôn ngữ và gây khó khăn cho việc học.





<strong style="text-align: justify;">Sự quan trọng của việc “nghe”[/B]
Ở trẻ bình thường, lúc còn nhỏ sẽ phát ra những âm ngẫu nhiên. Tiếp đó, trẻ dần hoàn thiện theo khuôn mẫu các âm được phát ra từ những người xung quanh. Sau giai đoạn dài tập nghe, tập nói, trẻ bắt đầu có khuynh hướng lặp lại những từ dễ nhất. Dần dần, ngôn ngữ của trẻ hình thành theo chu kỳ rõ rệt: nghe – phát âm.
Trẻ bị điếc không thể nghe được các âm tự do của chính mình phát ra cũng như các âm xung quanh, nên không học nói được. Chính sự “ngăn cách” ấy dẫn đến sự rối loạn về tâm lý, thiếu quan hệ xã hội. Ngoài ra, trẻ bị điếc thường có cảm giác bồn chồn, lo lắng trước những tình huống bất ngờ, không hiểu nổi ý nghĩ của người khác và càng không thể bộc lộ được ý muốn của bản thân. Do vậy, cách biểu hiện tâm lý như cáu kỉnh, lãnh đạm hoặc hay gây gỗ… cũng dễ thường thấy ở trẻ.

Nguyên nhân và các mức độ của bệnh

Những nguyên nhân trước sinh như do di truyền, mẹ mắc bệnh sởi, các bệnh về virus khác trong thai kỳ hoặc sử dụng thuốc có hại cho thai, hay mắc bệnh về đường sinh dục. Các nguyên nhân trong khi sinh như sinh thiếu tháng, sinh mổ, sinh bị ngạt, vàng da… Những nguyên nhân sau sinh như trẻ bị mắc bệnh sởi, quai bị, viêm màng não, nhiễm trùng tai…
Bệnh có nhiều mức độ khác nhau. Điếc nhẹ có thể nghe được những lời nói bình thường cách xa khoảng 1 mét. Điếc trung bình chỉ nghe được khi nói lớn cách xa 1 mét. Điếc nặng chỉ có thể nghe được khi hét thật lớn vào tai và điếc trầm trọng thì không còn nghe được, ngay cả tiếng hét sát bên tai.
Biện pháp phòng ngừa
Khi mang thai, người mẹ cần khám và điều trị các bệnh lây qua đường sinh dục, thận trọng khi sử dụng thuốc vì có loại thuốc, chăm sóc tốt sức khoẻ thai kỳ cho đến khi trẻ sinh ra khỏe mạnh. Với trẻ sơ sinh, cần tiêm chủng đầy đủ, phòng ngừa bệnh sởi, điều trị sớm các bệnh về tai, vàng da. Ngoài ra, bạn có thể vận dụng các phương pháp đơn giản sau đây để đánh giá thính lực của trẻ:

- Từ 1 - 3 tuổi:
Chọn căn phòng yên tĩnh để thực hiện với một số vật dụng như trống, ly hoặc lục lạc. Bạn đứng phía sau lưng trẻ, cách xa 1 mét và không cho trẻ biết. Sau đó, thử tạo ra những âm thanh từ các vật dụng đã chuẩn bị trước. Nếu nghe tốt, trẻ sẽ phản ứng bằng cách chớp mắt, lắng nghe rồi quay đầu về hướng phát ra tiếng động. Nếu kết quả ngược lại, hiển nhiên thích lực trẻ đã có vấn đề.
<strong style="text-align: justify;">- Từ 3 - 7 tuổi:[/B] Chọn căn phòng yên tĩnh để thực hiện với một số vật dụng như một số tranh, hình đơn giản. Bạn ngồi đối diện với trẻ, nói ra tên các hình cho bé nghe và chỉ tay vào hình cho trẻ hiểu. Kế tiếp, đứng sau lưng trẻ và nói nhỏ tên các hình, mỗi hình nói từ 2 đến 3 lần cho đến lúc chắc chắn bé nghe được. Đánh giá thị lực trẻ bằng cách quan sát bé có chỉ đúng vào hình được nói ra hay không. Nếu nói thầm mà trẻ không thể chỉ đúng hình, bạn có thể nói với giọng bình thường. Nếu không đúng nữa, cần nói lớn hơn, rồi đến hét lớn đến gần tai. Điều này nhằm giúp đánh giá mức độ thính lực của trẻ là nhẹ, trung bình hay nặng.
Thùy Như (tạp chí Bầu)


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn