Ông Paul Offit (GĐ Viện Truyền nhiễm - BV Nhi Philadelphia) cho biết, virus gây bệnh vào mùa động trong không khí rất nhiều và dễ lây lan, khả năng gây ốm cho trẻ từ 40 – 60%. Vì vậy, hãy luôn để ý kỹ và tìm cách phòng chống tốt nhất cho bé ngay từ đầu.





<strong style="text-align: justify;">Những cách phòng ngừa hữu hiệu[/B]
* Bé luôn được rửa tay:Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm là các cách hiệu quả đơn giản nhất để thoát khỏi lạnh và cúm. Bạn hoặc những người chăm sóc con mình hãy giúp con làm điều này sau khi bé đi vệ sinh, từ nhà trẻ về, rời khỏi sân chơi hoặc nhà một người bạn và cả trước khi ăn. Nếu bé đang trong giai đoạn đi nhà trẻ, hãy yêu cầu việc rửa tay trở thành một trong những quy định chính thức. Việc này không những bảo vệ sức khỏe của bé, mà còn cho cả những người chăm sóc và các trẻ khác nữa.

* Nhắc trẻ hạn chế dụi mắt mũi:
Tại bất kỳ thời điểm nào, bàn tay chưa rửa của bé cũng được bao phủ bởi hàng ngàn vi trùng. Khi trẻ dụi mắt mũi mình, những con vi trùng ấy sẽ dễ dàng trực tiếp xâm nhập vào bên trong. Vì vậy, ngoài việc giúp trẻ rửa tay thường xuyên, hãy nhắc nhở bé không chạm vào mắt hoặc chà xát mũi của mình. Thay vào đó, hãy hướng dẫn bé sử dụng một miếng vải hoặc khăn sạch để lau mắt mũi khi ngứa. Đồng thời, luôn dạy bé phải biết che miệngkhi ho và hắt hơi như một thói quen tốt.
* Kiểm tra chế độ vệ sinh nhà trẻ:
Hãy chắc chắn, là tại nhà trẻ của con bạn luôn có một chính sách hợp lý cho việc giữ trẻ tránh lây bệnh từ những người khỏe mạnh. Nhiều cơ sở yêu cầu các bé bị sốt, cúm, nôn mửa, tiêu chảy, nhiễm trùng mắt… ở nhà cho đến khi các triệu chứng giảm dần hay khỏi hẳn. Nếu nhận thấy con mình thường xuyên bị bệnh tại nhà trẻ, bạn nên dành thời gian để trò chuyện với người chăm sóc hoặc giám đốc về việc thực thi các quy định một cách nghiêm ngặt hơn.
* Đảm bảo cho bé được tiêm chủng: Cách đơn giản nhất giúp trẻ bảo vệ khỏi những virus và vi khuẩn là đảm bảo lịch tiêm chủng được cập nhật và con được tiêm phòng cúm hàng năm. Bạn có thể tăng khả năng miễn dịch của trẻ một cách tự nhiên bằng việc cung cấp cho con nhiều loại thức ăn lành mạnh, để bé nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, hãy luôn cho bé tham gia nhiều hoạt động thẻ chất mỗi ngày và ngủ đủ giấc mỗi đêm.

Làm gì khi bé bị bệnh?

* Nhỏ nước muối cho mũi bé:Bạn có thể bị phản đối làm việc này, nhưng những giọt nước muối giúp làm mỏng và sạch nước mũi, giảm tình trạng tắc nghẽn. Để có kết quả tốt nhất, hãy thử sử dụng một ống hút tròn, nghiêng đầu bé ra sau một chút, rồi nhẹ nhàng bóp bóng để nhỏ những giọt nước muối vào mũi bé. Tiếp theo, sử dụng các bóng đèn để loại bỏ các chất nhầy. Lặp lại quá trình này nhiều lần trong ngày.
* Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ:Trong khi điều này có thể nói dễ hơn làm, nhưng luôn nhắc nhở con đi ngủ sớm hơn sẽ tốt hơn cho bé. Ngay cả khi trẻ không thường xuyên ngủ đúng giờ giấc, thì bạn cũng cần khuyến khích con ngủ trưa hoặc ngủ hai lần mỗi ngày. Những lúc bé chưa nghỉ ngơi, bạn có thể tìm một số hoạt động yên tĩnh để chia sẻ cùng con. Chẳng hạn như đọc truyện, xem một đoạn video hoặc cùng chơi với búp bê.
* Luôn giữ độ ẩm: Điều này đặc biệt quan trọng vào ban đêm và trong giấc ngủ trưa, khi ho hoặc khó thở kéo dài, để có thể ngăn chặn và giúp con bạn nhận được phần nước bé cần. Không khí ẩm từ ahumidifier hoặc vaporizer sẽ làm loãng dịch tiết nhầy của trẻ, giúp dịu ho và làm giảm tình trạng tắc nghẽn.
* Đôn đốc trẻ uống nước: Trẻ em bị mất dịch cơ thể một cách nhanh chóng khi bị bệnh, đặc biệt là nếu bé đang bị sốt hay tiêu chảy cấp. Để bổ sung các chất lỏng, bạn cần khuyến khích trẻ uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây, điện giải hoặc sữa (chưa có bằng chứng khoa học nào cho rằng, các sản phẩm sữa làm tắc mũi tồi tệ hơn). Ngoài ra, cố gắng giúp trẻ ăn nhiều loại trái cây khác như như dưa hấu hoặc cam, hay thậm chí là một loại nước trái cây đông lạnh. Canh gà ấm cũng giúp bé dịu cổ họng bị đau, làm loãng dịch tiết mũi và giảm triệu chứng cảm lạnh.
* Dành thời gian để ôm con: Khi bị cảm bởi thời tiết này, các bé luôn cần thêm một ít hơi ấm từ ba mẹ. Vì vậy, ngoài việc nấu súp gà, lau khăn giấy và giữ một chiếc nhiệt kế liên tục trên người trẻ, bạn hãy dành nhiều thời gian cho con, chỉ đơn giản để quấn quít với bé. Hãy dành cho con rất nhiều cái ôm và sự ấm áp của mình, nhất là khi bình thường bạn không ngủ cùng cùng bé hocawj không có nhiều thời gian cho con.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Hầu hết, các virus mùa đông biểu hiện rõ trên cơ thể của trẻ trong vòng vài ngày. Một số loại có thể biến thành điều kiện nghiêm trọng, đòi hỏi phải điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy gọi cho bác sĩ nếu con của bạn có bất cứ một trong các triệu chứng sau:
- Đau tai hoặc mặt, cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai.
- Đau cổ họng, gây trở ngại uống đủ nước.
- Thở khò khè hoặc khó thở (dấu hiệu có thể của nhiễm trùng phế quản hoặc viêm phổi).
- Tiêu chảy hoặc nôn mửa, có thể dẫn đến mất nước nguy hiểm.
- Sốt 103 độ hoặc cao hơn, hay sốt nhẹ kéo dài hơn ba ngày.
<strong style="text-align: right;">Hồng Thúy [/B](tạp chí Bầu)






Nguồn SKĐS




Theo bau.vn