Bác sĩ Phạm Thanh Mai cho biết, bệnh quai bị ở trẻ do virus có tên khoa học là Paramyxovirút gây nên, thường xuất hiện vào mùa lạnh và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Bệnh có thể lây cho người tiếp xúc một tuần trước khi tuyến mang tai sưng và kéo dài đến 2 tuần sau…





<strong style="text-align: justify;">Những biểu hiện của bệnh[/B]
Khi bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện như sốt 38 - 39ºC, mệt mỏi, chán ăn, khó khóc, hay nói.Trong các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi…) thì tuyến mang tai (nằm ở góc hàm trước và dưới mỗi bên tai) có tỷ lệ bị tác động nhiều hơn hẳn. Nói chung, triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh quai bị là tuyến mang tai sưng to. Khi trẻ kêu đau và bị sưng tuyến mang tai kéo dài từ hơn hai ngày mà không có va chạm gì, cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ tới cơ quan y tế để được xét nghiệm chẩn đoán. Những trường hợp nghiêm trọng ở bé trai, có thể để lại biến chứng viêm tinh hoàn. Sau khi bệnh thuyên giảm từ 7 - 10 ngày, trẻ lại bị sốt cao tới 39º-40ºC, tinh hoàn sưng nóng, đỏ và đau.

Khi
trẻ mắc bệnh
- Chăm sóc: Giữ trẻ trong nhà, không cho ra ngoài để tránh gió, ít nhất đến khi những vùng sưng tấy giảm hoàn toàn. Đắp khăn ấm vào vùng sưng tấy khu vực màng tai, vệ sinh cá nhân và tẩy uế, sát trùng các chất dịch tiết ra. Các bé trai thường bị đau nhức ở bìu, nên cho bé nằm thẳngđể bìu được nâng lên.
- Ăn uống: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Trẻ bị bệnh thường đau rát họng, nên thức ăn cần chế biến loãng, thích hợp nhất là cháo, súp. Đồng thời, cho uống nhiều nước, nhất là nước trái cây như cam, bưởi…, để bù nước và cung cấp thêm vitamin. Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc, giúp chống khô miệng và vệ sinh miệng.
- Tránh lây nhiễm:Đây là bệnh rất dễ lây cho trẻ khác, nên cần cho bé bị bệnh cách li, tránh gió và giữ trẻ trong nhà đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm. Không được cho trẻđến trường hay các khu vực vui chơi công cộng, vì có thể lây bệnh cho những bạn khác. Những vật dụng cá nhân của trẻ như khăn mặt, cốc uống nước, bàn chải đánh răng… cũng phải được dùng riêng biệt.
- Điều trị: Hiện nay, vẫn chưa chưa có thuốc điều trị đặc hiệu quai bị. Tuy nhiên, bệnh có thể tự khỏi sau 6 - 7 ngày. Biện pháp thích hợp điều trị là chườm nóng, dùng thuốc an thần, thuốc giảm đau và các loại vitamin.


- Phòng bệnh:
Nếu thai phụ mắc quai bị thì khả năng di truyền sang con là rất cao. Vì thế, bạn nên đi thăm khám và tiêm mũi tổng hợp phòng quai bị – rubella – sởi trước khi mang thai. Văccin này không được dùng cho bà bầu, vì nó ảnh hưởng đến bào thai. Do đó, bạn không nên mang thai ít nhất 1 tháng sau khi đã tiêm phòng. Đối với trẻ, cha mẹ nên đưa con đi tiêm văccin chủng ngừa từ 12 tháng tuổi trở lên. Thực tế, việc tiêm phòng chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80%, nên sau khi tiêm ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh tốt nhất.
<strong style="text-align: right;">Tường Lâm (tạp chí Bầu)[/B]
<strong style="text-align: right;">
[/B]

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn