Thói tham lam có thể chỉ như một cơn cảm nhẹ về tâm hồn thoáng qua, nhưng có khi lại là căn bệnh kinh niên khó chữa với không ít người. Tham lam chưa hẳn là một tội lỗi ghê gớm, nhưng nó là một tật xấu gây ra nhiều hệ lụy, khiến con người bị cách ly với xã hội. Do vậy, bạn cần phải giáo dục con mình biết nhường nhịn, chia sẻ ngay từ khi còn bé.





<strong style="text-align: justify; text-indent: 36pt;">Sự hình thành tính tham lam[/B]
Tham lam là ham muốn một cách thái quá, mong chiếm hữu và được nhận, hưởng nhiều hơn nhu cầu của bản thân, nhất là về vật chất. Về mặt tâm lý, tham lam nghĩa là không biết cho đi cái gì của mìnhn - một trạng thái “bệnh hoạn” của tâm hồn. Người có tính này luôn ở trạng thái bất mãn và bất ổn với mong muốn làm thế nào để có thể chiếm hữu được nhiều hơn nữa. Họ luôn bị ám ảnh và lo sợ bị mất đi những gì đã và đang có, thậm chí đó là những thứ vượt quá nhu cầu cần thiết.

Thường thì tính tham lam được hình thành và phát triển từ khi còn nhỏ do không được uốn nắn kịp thời hoặc do bắt chước, học được từ người khác, nhất là từ bố mẹ. Tính tham lam của trẻ con được đánh giá là một phần trong sự phát triển tự ý thức của bản thân. Sau 12 tháng, trẻ đã bắt đầu nhận biết những vật gì của mẹ, của bố, của anh chị… và những gì là của mình. Ngoài ra, cha mẹ thường dạy con theo kiểu: “Đây là đồ của bố (mẹ), con không được động đến”. Thế là, con trẻ tiếp thu một cách máy móc bằng cách bảo vệ và không cho ai “xâm phạm” tới đồ đạc của mình. Nếu có sự san sẻ thì chỉ là rất ít và thường là đối với người thân nhất (bố mẹ), còn với người khác, trẻ khó lòng san sẻ hay nhường nhịn. Tính tham lam của trẻ rất dễ lây lan. Nếu như trong đám trẻ chơi với nhau, chỉ cần một bé giữ khư khư đồ chơi của mình thì chắc chắn sau đó, sẽ có đứa khác bắt chước y như thế. Tuy nhiên, các nhà tâm lý đã đưa ra một số quan điểm lạc quan khi đánh giá về tính xấu này. Họ tin rằng, nếu biết cách giáo dục, tính tham lam của trẻ có thể chuyển biến thành ý thức giữ gìn, bảo quản đồ đạc của chúng.

Làm thế nào để giúp trẻ?

- Khi trẻ có sự tranh chấp với nhau (“của tớ”, “của cậu”…), bạn nên thận trọng để phân xử rõ ràng bằng cách nói năng nhẹ nhàng, bình tĩnh. Không nên cấm đoán trẻ chơi mà cần giải thích cho trẻ hiểu được từng loại đồ vật thuộc của ai, hoặc có thể đổi cho bé một đồ vật thú vị khác.
- Đôi khi, trẻ không cần phải chia sẻ tất cả đồ chơi của mình và bạn nên tôn trọng điều đó. Khi chơi cùng nhau, thay vì chỉ muốn con đưa đồ chơi cho bé khác, bạn nên khuyến khích trẻ trao đổi đồ chơi với nhau. Nếu trẻ lấy và không muốn trả đồ chơi cho bé khác, bạn cần phải nói với con bằng giọng bình tĩnh nhưng kiên quyết. Trường hợp còn nhõng nhẽo hay ăn vạ, hãy đưa bé đi chỗ khác.
- Để tạo cơ sở cho tính tự lập và tự ý thức phát triển, có thể sắp xếp cho con phòng riêng hoặc một góc riêng để bé có thể tự cai quản, tự tổ chức lấy “vương quốc” của mình.
- Có thể dựa vào những những trò chơi, những nhân vật hào phóng trong chuyện cổ tích để giáo dục cho trẻ tránh thói tham lam.
- Bản thân bạn cũng phải tỏ ra hào phóng, không phải chỉ với con mình mà còn với cả những người xung quanh trước mặt con trẻ.
Khắc Quang (bau.vn)





































Nguồn SKĐS




Theo bau.vn