Uốn nắn bé làm việc nhà ngay từ tuổi lên 3 là việc làm cần thiết và kịp thời để con tự lập, tự tin trong cuộc sống sau này.
Rèn cho bé kĩ năng làm việc nhà từ nhỏ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của con. Uốn nắn bé ngay từ khi học mẫu giáo sẽ hiệu quả và kịp thời hơn là đợi đến khi bé lớn.
Cha mẹ đừng lo con sớm phải khổ sở, lại không thạo việc dẫn đến lóng ngóng, làm cái này hỏng cái kia mà không giao việc nhà cho bé. Chính từ những lần nhặt rau quét nhà vụng về, bé hình thành được tính kỉ luật, trách nhiệm, lòng cảm thông cho sự vất vả của bố mẹ và nhiều thói quen, kĩ năng sống rất tốt khác.
Rèn cho bé kĩ năng làm việc nhà từ nhỏ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của con.
Dưới đây là những công việc nhà thích hợp với từng độ tuổi của các bé mẫu giáo, bố mẹ có thể dựa vào danh sách này để mạnh dạn giao việc nhà cho con.
Công việc nhà thích hợp với từng độ tuổi
Trẻ 3-4 tuổi
Chuẩn bị chăn gối đi ngủ
Giúp bố mẹ mắc màn, gài màn để đi ngủ
Cất đồ chơi sau khi chơi xong
Cất sách báo đúng nơi quy định
Cho quần áo bẩn vào giỏ (đối với những nhà có giỏ đựng quần áo bẩn trước khi đem vào máy giặt)
Cất quần áo sạch vào tủ
Giúp bố mẹ lau những vết bẩn, vụn thức ăn rơi vãi
Quét nhà (mẹ nhớ sắm cho bé chiếc chổi nhỏ xinh vừa vặn với tay bé)
Trẻ 4-5 tuổi
Các công việc trên
Đổ rác (với những thùng rác nhỏ, chứa ít đồ)
Giúp bố mẹ dọn cơm (lấy mâm, đũa, xếp bát,...)
Cho thú nuôi (chó, mèo, cá,...) ăn
Đi về nhà cất giày dép đúng nơi quy định
Gấp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy
Giúp bố mẹ chăm em: hát, kể chuyện cho em nghe, lấy đồ chơi cho em,...
Giúp bố mẹ nhặt rau, bóc hành tỏi, lấy thìa đũa giúp mẹ lúc nấu nướng
Vò khăn mặt sạch sẽ và vắt lên dây
Nghe điện thoại theo sự chỉ dẫn của bố mẹ
Lau bàn ghế sau khi ăn
Trẻ 5-6 tuổi
Các công việc trên
Gấp quần áo khô và cho vào tủ
Quét nhà, quét sân
Tưới cây
Bé 5-6 tuổi đã có thể biết tưới cây thành thạo.
Nhặt cỏ trong bồn cây
Dọn dẹp góc học tập
Những mẹo khuyến khích bé làm việc nhà
1. Tạo nơi thích hợp cất đồ chơi
Bạn không nên vứt đồ chơi của con đi khi không thấy có đủ chỗ để lưu trữ. Hãy suy nghĩ về việc tạo ra những nơi thích hợp có thể đựng hết số đồ chơi ấy và chắc chắn rằng con biết cách sắp xếp chúng. Sử dụng những giỏ đựng hoặc thùng đựng không nắp đậy để con có thể dễ dàng thấy và cất được đồ chơi.
2. Khuyến khích các kỹ năng
Việc kết hợp với làm việc nhà với hoạt động thúc đẩy kỹ năng hẳn sẽ tạo ra một cuộc phiêu lưu mới mẻ cho bé nhà bạn. Lau chùi, dọn dẹp và quét dọn đều là những hoạt động khuyến khích sự phối hợp khéo léo của tay và mắt, trong khi dọn đồ chơi và đặt chúng vào các thùng đựng cũng xây dựng cho con kỹ năng vận động tốt. Ngoài ra, bạn có thể biến việc dọn nhà trở thành một trò chơi tung hứng khi sử dụng một giỏ đựng làm gôn, hành động ấy không chỉ tạo nhiều niềm vui mà còn khuyến khích các kỹ năng vận động cơ ở trẻ.
3. Chỉ dẫn con từng bước một
Bạn có thể nghĩ chỉ cần bảo con đi dọn dẹp sạch sẽ là đủ, nhưng chính việc hướng dẫn từng bước để con hiểu chính xác những gì con mong đợi, đặc biệt với các bé trai lại rất quan trọng. Bạn có thể làm mẫu công việc nào đó một vài lần trước khi con thực sự biết cách. Một khi bé biết rửa bát đúng cách hoặc tìm thấy vị trí thích hợp để đựng đồ chơi của mình, cảm giác tuyệt vời của thành công sẽ khuyến khích bé thực hiện điều đó một lần nữa.
4. Hãy biến việc nhà thành niềm vui
Khi bé bắt tay làm việc nhà, bạn hãy bật một một bài hát vui tươi nghịch ngơm lên nhé! Có âm nhạc như vậy công việc nhà có vẻ không còn là việc vặt tẻ nhạt nữa, thật chí còn giúp mọi người có hứng làm việc hơn tốt hơn. Thêm vào đó, bạn cũng có thể cho con lựa chọn làm việc nhà nào chúng muốn, chẳng hạn như một trong hai việc lau chùi đồ đạc hoặc quét dọn nhà cửa. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy tự hào khi hoàn thành xong việc được giao. Và hãy nhớ, bạn nên tặng con một lời khen ngợi tích cực, ví dụ như: "Phòng khách trông đẹp hẳn ra sau khi con lau sàn nhà đấy! Con có thích nhìn nhà trông sạch sẽ như thế không?"
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn