Có nhiều thói quen rất phổ biến gây hại khôn lường cho sức khỏe khi bảo quản sữa cần loại bỏ ngay.







Sữa tươi là thức uống được nhiều người ưa chuộng.
Không chú ý đến cách đóng gói sữa
Trên thực tế thì sữa tươi được đóng gói theo nhiều kiểu khác nhau, vào túi giấy to, nhỏ, đóng chai... Với mỗi kiểu đóng gói khác nhau, bạn cũng cần chú ý cách bảo quản.
Ví dụ như sữa trong túi giấy thì càng dễ hỏng hơn nữa. Vì vậy nếu đại lý bán bảo quản không tốt như đặt sữa bên ngoài hay trong nhà nhưng bị nắng trực tiếp chiếu vào; đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau hay nhiều thùng sản phẩm khác chồng lên thùng sữa; vỏ hộp, vỏ thùng sữa bị méo mó hoặc có dấu vết xây xát... thì bạn không nên mua.
Để sữa thanh trùng hoặc sữa chua để ở ngoài nhiệt độ thường
Đây là sai lầm khá nhiều người mắc phải, đó là sau khi bóc hộp và uống sữa thanh trùng, thay vì cất vào tủ lạnh thì bạn lại để ở ngoài. Như vậy, sữa sẽ dễ hỏng, bởi sữa thanh trùng là loại sữa luôn luôn cần được bảo quản lạnh.
Đối với sữa chua cũng vậy, bạn cũng không nên mua sữa chua nếu nó không được bảo quản trong tủ lạnh. Bởi loại sữa này cần được bảo quản liên tục ở nhiệt độ 4 - 6 độ C mới đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm.
Để sữa ở nơi có ánh sáng
Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh và ở chỗ tối nhất có thể, bởi ánh sáng trực tiếp sẽ làm cho hương vị của sữa bị ảnh hưởng. Đồng thời, bạn cũng cần đậy nắp lọ sữa thật chặt sau khi dùng xong, bởi sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Cách bảo quản sữa đúng cách
Chọn mua sữa
Khi mua các loại sữa đóng hộp, đóng gói..., bạn cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng (hãy chọn sữa có hạn sử dụng càng dài càng tốt).
Ngoài ra cũng cần xem kỹ để đảm bảo hộp sữa còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng, gỉ, hoặc vết lõm, thủng lỗ. Phải chọn những cửa hàng bày bán sữa ở nơi thoáng mát, không bày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Sữa hộp, dù có lớp áo chắc chắn, chịu lực tốt, có lớp nilông bọc bên ngoài, vi khuẩn khó xâm nhập... nhưng nếu đem phơi nắng vài ngày thì hoàn toàn có thể bị biến chất.
Sữa chứa trong bịch giấy thì càng dễ hỏng hơn nữa. Vì vậy nếu đại lý bán bảo quản không tốt như đặt sữa bên ngoài hay trong nhà nhưng bị nắng trực tiếp chiếu vào; đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau hay nhiều thùng sản phẩm khác chồng lên thùng sữa; vỏ hộp, vỏ thùng sữa có dấu vết xây xát, móp méo... thì không nên mua.
Sử dụng và bảo quản
Tùy theo từng loại sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau: Sữa mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37oC và dù có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn có một lượng vi khuẩn nhất định. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị chua và hỏng.
Chính vì vậy, trong vòng 1 giờ sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 5oC (có thể giữ sữa tươi được 1 - 2 ngày).

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn