- Bé còn quá nhỏ: Phần lớn các bé sơ sinh đều không thể ngủ một liền mạch suốt đêm. Bé chỉ ngủ được khoảng vài tiếng là bắt đầu ọ ẹ đòi bú. Đến khoảng 4-6 tháng, chu kỳ thức – ngủ của bé mới rõ ràng, bé ngủ được lâu hơn. Sau đó, bé mới có thể ngủ ngon giấc suốt đêm.
- Bé mệt quá: Mệt do vui chơi hoặc phải di chuyển nhiều ban ngày cũng làm bé bị kích thích vào ban đêm, khó ngủ ngon.
- Sợ xa mẹ: Nỗi sợ phải xa mẹ hoặc xa người trông bé có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Ngoài ra, thói quen ngay lập tức hát ru, cho bú khi bé vừa ngọ nguậy sẽ tạo “tiền lệ” xấu cho bé. Nếu bé o ẹ, thậm chí mếu máo khi đang ngủ, mẹ hãy để bé tự ngủ lại, tránh vội vã bế hay cho bé ăn.
- Thiếu các thói quen trước giờ ngủ: Mẹ có những việc giống nhau trước giờ ngủ sẽ giúp bé nhận biết khi nào cần đi ngủ; chẳng hạn, mẹ thay quần áo, đọc truyện, cho bé súc miệng, lau miệng sau khi bú… hàng ngày trước giờ ngủ để bé quen.
- Thức khuya: Thức khuya làm bé qua cơn buồn ngủ, ngủ muộn và ngủ không ngon. Nhiều bé cố tình vòi vĩnh để đi ngủ muộn; bởi thế, mẹ cần tạo thói quen ngủ đúng giờ cho con.
- Bé mệt vì không được ngủ ban ngày: Ở các bé, một giấc ngủ vào ban đêm thôi là chưa đủ. Bé cần ít nhất là một giấc ngủ vào ban ngày, đặc biệt là buổi trưa.
- Mắc chứng ngưng thở khi ngủ: Khi đó, đường hô hấp của bé bị chặn (thường do bé bị viêm VA), mẹ cần đưa bé đi khám khi bé bị bệnh hô hấp.
- Các loại thuốc thông dụng: Một số loại thuốc làm bé khó ngủ yên như thuốc chống dị ứng, thuốc trị tăng động giảm chú ý…
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn