Chất béo chiếm tỉ lệ khá lớn trong khẩu phần ăn của trẻ (khoảng 30%). Nhất là dưới 2 tuổi, trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể như não bộ và hệ thần kinh. Hơn nữa vì thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là món ăn lỏng, vì vậy, mỗi bát bột của trẻ mẹ hãy bổ sung khoảng 10ml dầu ăn.





Bổ sung dầu ăn cho bé bao nhiều là đủ ?

Dầu ăn và sự phát triển của bé
Dầu ăn là nhóm dinh dưỡng quan trọng, nhưng không phải lúc nào mẹ cũng biết cách bổ sung dầu ăn khoa học và đúng lúc để bé có thể hấp thu tốt nhất.

Dầu ăn mang tới nguồn chất béo có chọn lọc trong khẩu phần ăn uống của bé. Đóng vai trò quan trọng, dầu ăn không chỉ cung cấp năng lượng cho bé mà còn giúp cơ thể của trẻ hấp thu các loại vitamin tan trong dầu, giúp hình thành mô mỡ để điều hòa thân nhiệt và hình thành tế bào thần kinh, não bộ…

Khi nào nên bổ sung dầu ăn?

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi vì sữa mẹ có nhiều chất béo, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Vì vậy, phụ huynh không cần bổ sung dầu ăn cho trẻ trong giai đoạn này.
Từ tháng thứ 4 – 6 trẻ bắt đầu ăn dặm với các món ăn đặc hơn sữa. Lúc này, các món ăn của bé cần đảm bảo đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng là chất đường, béo, đạm, chất xơ, vitamin. Vì vậy mà dầu ăn nên được bổ sung cho bé từ độ tuổi này.
Hơn nữa, mẹ cũng không nên bỏ qua mỡ động vật. Chúng cung cấp các thành phần tham gia vào quá trình hình thành tế bào thần kinh, giúp trẻ thông minh và lanh lợi hơn. Mẹ chỉ cần nhớ đan xen một bữa dầu, một bữa mỡ cho trẻ.

Sau hai tuổi, tốc độ phát triển của trẻ chậm lại, Nhưng lượng dầu ăn trong khẩu phần ăn của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể chất của bé chứ không cứng nhắc như khi bé chưa được 2 tuổi.

Lưu ý khi sử dụng dầu ăn cho trẻ

Vì mỗi loại dầu ăn sẽ cung cấp một loại dinh dưỡng rất riêng. Ví dụ, dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương rất giàu omega 3, các loại dầu ô-liu, dầu cọ, dầu bắp giàu omega 6… Vì vậy mẹ nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Đồng thời, hạn chế sử dụng một loại dầu ăn trong suốt thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng vừa thừa, vừa thiếu chất cho bé.

Hơn nữa, dầu ăn rất nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và oxy. Vì vậy mẹ nên bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, khô, chỉ nên đem chai dầu ra khỏi nơi bảo quản trong thời gian ngắn để sử dụng. Khi cho dầu ăn vào bột, mẹ cũng nên bắc nội bột ra ngoài mới cho dầu ăn vào và đảo đều lên.

Nguồn SKĐS




Theo bau.vn