Việc chăm sóc và bảo vệ “cu tý” của các bé trai mặc dù không phức tạp bằng chăm sóc vùng kín của bé gái, nhưng các mẹ cũng phải biết chăm sóc và vệ sinh đúng cách để giúp bé yêu khỏe mạnh.
Vệ sinh bao quy đầu đúng cách
Vùng da bao quy đầu của bé rất dễ chăm sóc vì thế mẹ không cần phải áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt nào cả. Hàng ngày hãy tắm rửa và làm vệ sinh tất cả các bộ phận trên cơ thể bé bao gồm cả bộ phận sinh dục của bé.
Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé mỗi ngày
Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng bông tăm, thuốc diệt khuẩn hoặc dội nước mạnh vào bao quy đầu của bé. Vì chúng sẽ là tổn thương và gây nhiễm trùng bộ phận sinh dục của bé yêu.
Trong khoảng từ 1-2 tuần mẹ dùng nước muối sinh lý để rửa sạch cặn bẩn bám ở “cu tý” của bé để phòng tránh viêm nhiễm hoặc tắc đường tiểu của trẻ.
Vệ sinh “cu tý” của bé sau khi thay tã
Mẹ hoàn toàn có thể dùng giấy vệ sinh mềm mại hoặc khăn ướt để lau sạch bộ phận sinh dục khi thay tã cho bé. Nếu da bé nhạy cảm với các loại khăn ướt mẹ có thể dùng nước ấm để rửa cho bé, sau đó dùng khăn mềm để lau khô.
Dùng khăn ướt hoặc giấy mềm lau cho bé
Trong quá trình làm vệ sinh cho bé, nếu mẹ cảm nhận bộ phận sinh dục của bé cương cứng cũng đừng quá lo lắng, đó chỉ là hiện tượng bình thường mà thôi.
Những triệu chứng nguy hiểm ở “cu tý” mẹ cần đưa bé đến bệnh viện
Trong quá trình làm vệ sinh và chăm sóc bộ phận sinh dục của bé nếu mẹ phát hiện một số triệu chứng bất thường dưới đây thì nên đưa bé đến bệnh viện.
Hẹp đường dẫn: Ở một số trẻ bộ phận sinh dục thường xuất hiện mô sẹo, cản trở dòng chảy nước tiểu khiến bé gặp khó khăn khi đi tiểu. Hiện tượng này thường xảy ra ở những bé đã cắt bao quy đầu hoặc đóng bỉm lâu ngày khiến bộ phận sinh dục bị ẩm ướt.
Mặc bỉm quá lâu sẽ gây hại cho bộ phận sinh dục của bé
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu mẹ phát hiện bé gặp khó khăn khi đi tiểu thì đây có thể là dấu hiệu của viêm đường tiết niệu. Mẹ cần sớm đưa bé đến bệnh viện để có phương pháp điều trị ngay.
Tinh hoàn không đi vào bìu: Một số bé trai mới sinh thường có triệu chứng tinh hoàn không đi vào bìu. Hoặc xảy ra tình trạng có thể co rút và bìu nhỏ lại, thậm chí biến mất nếu kích thước quá mức. Lúc này mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được hỗ trợ sớm nhất. Thông thường với những bé tinh hoàn không xuống bìu sẽ được phẫu thuật khi bé 12-15 tháng tuổi để khôi phục lại thể trạng của tinh hoàn.
Thoát vị bẹn: Là một bệnh lý bẩm sinh không có khả năng tự lành mà cần sự can thiệp của y học hiện đại. Vì thế khi bé xuất hiện một khối phồng vùng bẹn có thể ở bên phải hoặc bên trải hay ở cả hai bên thì nên đưa bé đi bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị sớm.
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn