-
Giải đáp những thắc mắc về dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh ít người biết đến, trẻ bị dính thắng lưỡi sẽ ảnh hưởng đến khả năng cử động của lưỡi và phát âm.
Tật dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ do dây thắng ở lưỡi tức lớp niêm mạc mỏng của lưỡi ngắn gây cản trở cho hoạt động của lưỡi. Theo thống kê có khoảng 4-5% trẻ sơ sinh bị dị tật này và tỷ lệ bé trai bị bệnh cao gấp 3 lần các bé gái.
Trẻ bị thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi thường có hai dạng dính thắng lưỡi hoàn toàn và dính thắng lưỡi một phần do thắng lưỡi ngắn. Bệnh được phát hiện thông qua khám lâm sàng, lịch sử bệnh có liên quan tới tật dính thắng lưỡi.
Một số trường hợp phát hiện thông qua việc bé gặp khó khăn trong việc bú hoặc phát âm, tăng cân chậm.
Làm sao để biết được bé bị tật dính thắng lưỡi?
Để nhận biết trẻ có bị dính thắng lưỡi hay không các bậc phụ huynh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Cử động lưỡi hai bên của bé gặp khó khăn, đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái vì lưỡi của bé ngắn.
Đầu lưỡi của bé hình trái tim
- Đầu lưỡi của bé vuông hoặc phẳng chứ không nhọn như những đứa trẻ bình thường khác.
- Đầu lưỡi của bé hình trái tim. Nguyên nhân do là lưỡi đẩy ra phía trước hoặc phía sau bị giới hạn.
- Trẻ bú rất lâu và khi bú thường phát ra tiếng kêu.
- Răng cửa ở hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới.
Các bác sĩ sẽ phát hiện bệnh ngay sau khi bé sinh hoặc thông qua khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Bằng cách các bác sĩ sẽ nâng dây thắng lưỡi lên để xác định mức độ dính và dày hoặc hình dạng dây thắng khi bé khóc để xác định bệnh.
Tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng như thế nào đến em bé?
Tật dính thắng lưỡi mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bé nhưng lại khiến trẻ gặp khó khăn trong những hoạt động sau:
- Trẻ bị dính thắng lưỡi thường gặp khó khăn trong việc phát âm, nói ngọng.
- Tật dính thắng lưỡi gây khó khăn cho bé trong việc bú, ăn uống, khi nuốt lưỡi sẽ co lại khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.
- Làm mất thẩm mỹ hàm răng bé vì các răng cửa ở hàm dưới thường bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới.
Do vậy cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật cắt dây thắng lưỡi. Việc này do các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt thực hiện.
Thời điểm nào thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho bé là tốt nhất ?
Thời điểm cắt dính thắng lưỡi phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nó đến việc ăn uống và phát âm của bé. Thông thường trước đây các bác sĩ chỉ định nên cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt, ngay sau khi em bé mới sinh.
Tuy nhiên ngày nay người ta có khuynh hướng chờ cho đến khi bé được vài tháng tuổi mới cắt. Mục đích để tránh những tác dụng phụ của thuốc gây tê, chảy máu gây nhiễm trùng sau mổ. Việc cắt thắng sớm có thể ảnh hưởng đến cơ lưỡi của bé.
Theo đó các bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện thủ thuật cắt thắng lưỡi khi trẻ được 3-4 tháng tuổi. Vì nếu để kéo dài ở phần dính thắng lưỡi sẽ hình thành những mạch máu, lúc này nếu cắt sẽ khiến bé bị chảy nhiều máu, gây đau đớn cho bé.
Nhưng trên thực tế sau khi khám lâm sàng tùy vào mức độ dính mỏng dày và ảnh hưởng của nó đến việc ăn uống và phát âm mà các bác sĩ sẽ chỉ định thời gian làm phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi có nguy hiểm cho sức khỏe của bé?
Theo các bác sĩ thủ thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và không nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Sau khi phẫu thuật trẻ có thể về nhà và chăm sóc tại nhà.
Đối với trẻ nhỏ các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để tránh bé vung vẩy khi phẫu thuật, thuốc không có tác dụng phụ và không nguy hiểm cho bé. Trẻ hoàn toàn có thể bú ngay sau khi cắt thắng lưỡi.
Với những trẻ lớn: các bác sĩ thuốc gây mê và dùng máy cắt đốt hay dao mổ để cắt thắng lưỡi. Sau đó dùng chỉ khâu lại, vài tuần sau vết thương sẽ lành.
Theo Mevabe
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định