-
Những trò chơi bé sơ sinh nào cũng thích mê
Những trò chơi đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn và bé thoải mái mỗi ngày mà còn gắn kết tình mẫu tử.
Hát
Giọng nói và tiếng hát của mẹ làm bé thích ‘mê’ và kích thích sự phát não bộ của bé rất tốt. Bạn có thể hát cho bé nghe khi thay tã, trong xe ôtô và khi đi tắm. Hoặc bạn cũng có thể tự sáng tạo ra bài hát của riêng mình về bất kỳ việc gì bạn đang làm gì.
<center></center>
Lắc chùm chìa khóa
Nghe có vẻ hơi kỳ lạ một chút, nhưng trẻ thực sự thích chùm chìa khóa của bạn. Trẻ sẽ rất khoái chí ‘khua chân, múa tay’ với tiếng reng reng phát ra khi bạn lắc chùm chìa khóa.
Cù nhẹ vào chân trẻ
Khi chơi đùa cùng trẻ, chỉ cần bạn cù nhẹ vào chân cũng khiến trẻ cười vui khoái trá. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước, vì vậy, đừng bỏ qua cơ hội ‘ươm mầm’ sự hóm hỉnh của con trẻ khi chơi cùng chúng.
Sức hấp dẫn từ các màu sắc
<center></center>
Bé sơ sinh thường thích màu đen và trắng, sau đó trải qua một thời gian bé mới cảm nhận được các màu sắc tươi sáng khác. Hãy chỉ cho bé xem các màu sắc gắn với đồ vật ở xung quanh bé. Có thể gắn màu sắc vào tên gọi của đồ vật, con vật bé thích như: Thỏ trắng, Gấu đen, gối hồng…
Trò chơi ú òa
Ngay từ nhỏ, trẻ sớm làm quen với trò ú òa. Ngoài việc khiến trẻ thấy vui, trò chơi này thực sự giúp bé học được nhận thức được một điều mới. Khi được 8-9 tháng tuổi, bé biết rằng khi bạn trốn sau chăn, bé không thể nhìn thấy bạn, nhưng bạn vẫn ở đó chỉ đợi xuất hiện và làm bé ngạc nhiên.
Trước 8 tháng, trẻ nhỏ nghĩ rằng khi không thấy mẹ, có nghĩa là bạn không ở nhà. Nhưng đến 10 tháng, bé sẽ bỏ cái chăn ra để tìm bạn hoặc là một món đồ chơi mà bạn đã giấu. Và một khi bé đã quen với trò này, bé sẽ tự chơi bằng cách trốn sau tay hoặc chăn và sau đó lén nhìn trộm để bạn ngạc nhiên.
Soi gương
Trẻ nhỏ thường thích chơi với gương. Điều này liên quan đến việc bé rất thích nhìn những khuôn mặt. Bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của chính mình trong gương và thích nhìn vào nó.
Lúc đầu bé không biết mình chính là em bé trong gương, nó giống như trẻ đang nhìn thấy một bé khác trong gương, cười với mình và sau đó bé sẽ đáp lại bằng một nụ cười. Đến khi 18 tháng tuổi, trẻ mới hiểu được rằng đứa bé đang cười trong gương kia chính là mình.
Nhảy múa theo nhạc
Bật một bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, trữ tình để không làm bé giật mình hoặc hoảng sợ. Bạn bế hoặc ôm bé rồi chậm rãi nhảy theo điệu nhạc. Bạn có thể vừa nhảy vừa nhìn và cười với bé. Chắc chắn bé sẽ rất thích đấy!
Trò chuyện
<center></center>
Theo các nhà khoa học, kỹ năng ngôn ngữ một phần được xây dựng từ việc nghe người khác nói chuyện và sự thật là trẻ sơ sinh rất thích trò chuyện với người khác. Vì thế, dù bé nhà bạn có thể chưa nói được nhưng chỉ bằng cách nghe rồi miệng “ê, a” như đối đáp với người đối thoại, bé đã chứng tỏ khả năng tiếp thu và phát triển ngôn ngữ của mình rồi đấy.
Bạn nên bắt đầu trò chuyện với bé bằng cách chào bé, hỏi những vấn đề đơn giản như bé ngủ có ngon giấc không, ăn đã no chưa… chỉ cho bé biết đây là ông/ bà/ bố/ mẹ/ anh/ chị… Theo thời gian nội dung của cuộc truyện trò có thể phức tạp dần lên thành một câu chuyện kể đơn giản, gọi tên các đồ vật xung quanh, đọc thơ dành cho lứa tuổi sơ sinh…
Đưa bé đi dạo
Bế hoặc cho bé ngồi xe đẩy đi dạo ở bên ngoài là một cách tuyệt vời để chơi với một em bé. Khi bé còn nhỏ có thể dùng xe đẩy và để mặt bé hướng ra bên ngoài. Khi bé đã biết ngồi, cứ để bé ngẩng lên, rướn người và tự chọn “view” mà bé muốn nhìn từ quang cảnh bên ngoài.
Lúc bé biết đi, bạn có thể vừa dắt tay vừa trò chuyện với bé. Cũng có thể để mặc bé tự do đi lại theo ý muốn trong tầm kiểm soát của bạn để đề phòng bé bị ngã hoặc đi lạc.
Tắm
<center></center>
Trẻ em nào cũng thích nước. Các nhà khoa học cho rằng được tắm trong một chậu nước ấm giúp bé có cảm giác gần giống với khi còn là một bào thai ở trong bụng mẹ.
Tắm cũng là thời gian thư giãn của các em bé. Cố gắng tắm cho bé mỗi ngày một lần vào khoảng thời gian cố định, có thể kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng là gợi ý rất hay để chơi đùa vui vẻ cùng bé.
Theo Yeutre
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định