Là cha mẹ, bạn không thể cấm bé ăn kẹo vào những ngày năm mới. Nhưng nếu thực hiện theo những lời khuyên sau sẽ giúp bé không ăn quá nhiều bánh kẹo trong Tết này.





Thực hiện theo những lời khuyên này, mẹ bé vẫn có thể cho bé ăn kẹo một cách lành mạnh mà không ăn quá nhiều trong Tết này.
Hầu hết các cha mẹ bé đều biết, bé ăn quá nhiều kẹo sẽ không hề tốt cho sức khỏe của bé một chút nào cả. Nguyên nhân là do, những chiếc kẹo và chiếc bánh nhỏ nhắn và ngộ nghĩnh bé thích ăn có chứa rất nhiều đường. Và cũng như nhiều thực phẩm khác, nếu bé ăn quá nhiều bánh kẹo sẽ không tốt cho cơ thể vì những lý do dưới đây.
<center></center>

Thực hiện theo những lời khuyên này, mẹ bé vẫn có thể cho bé ăn kẹo một cách lành mạnh mà không ăn quá nhiều trong Tết này.
Tác hại khi bé ăn quá nhiều bánh kẹo
1. Sâu răng
Hầu hết chúng ta thường được ba mẹ dạy phải đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ vì để loại bỏ mảng bám và lượng đường còn dính lại trên răng. Điều này sẽ làm răng ít bị nguy cơ sâu răng hơn. Và bé nhà bạn cũng vậy, nếu ăn quá nhiều bánh kẹo mà không đánh răng sẽ khiến răng bị hư hỏng nhanh hơn.
2. Bệnh nướu răng
Nếu có quá nhiều đường dính trên răng của bé, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nướu. Bởi vì cơ thể phản ứng với các loại nhiễm trùng khác nhau, những chiếc kẹo bánh ngọt ngào và quyến rũ kia có thể dẫn đến viêm động mạch vành.
3. Đường trong máu không ổn định
Ăn quá nhiều bánh kẹo chứa đường gây ra lượng đường trong máu quá cao. Khi mức đường trong máu cao, chúng sẽ có thể khiến bé phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Chưa kể, bé còn bị đau đầu và thay đổi tâm trạng rõ ràng khi đường huyết không ổn định. Hơn nữa, nhiều đường trong cơ thể, khiến cơ thể bé bị mất cân bằng trầm trọng.
4. Béo phì, tiểu đường và bệnh tim
Đường trong máu là quá nhiều khiến khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ được lưu trữ thành chất béo. Quá nhiều chất béo trong cơ thể khiến bé có thể bị béo phì. Chưa kể béo phì cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và bệnh tim.
5. Hư hại hệ thống miễn dịch
Các vi khuẩn và nấm men có mặt trong thức hàng ngày khi được tiếp xúc với đường trong cơ thể sẽ giúp sinh sôi nảy nở nhanh hơn. Điều này sẽ làm mất cân bằng sự phát triển của các vi khuẩn và nấm men có ích trong đường ruột. Hệ thống miễn dịch của bé sẽ bị suy yếu.
6. Thiếu dinh dưỡng trầm trọng
Khi bé tiêu thụ đường quá nhiều sẽ làm cho cơ thể có cảm giác lâu đói. Đó là lý do tại sao mẹ bé không nên cho bé ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính.
Nguyên nhân là do khi bé ăn quá nhiều đường, cơ thể bé sẽ không cảm thấy cần phải ăn những thức ăn có chứa nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng khác mà cơ thể cần như các vitamin, canxi, sắt và magnesium. Vì thế, điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các vitamin trong cơ thể.
Khi bé tiêu thụ đường quá nhiều sẽ làm cho cơ thể có cảm giác lâu đói. Đó là lý do tại sao mẹ bé không nên cho bé ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính.
7. Tâm trạng xấu
Khi bé ăn quá nhiều đường, bé nhà bạn sẽ tạo nên mức năng lượng cao. Tuy nhiên mức năng lượng này chỉ tăng tạm thời và sau đó sẽ bị sụt giảm ngay sau đó.
Khi quá trình này xảy ra, cơ thể bé lại bắt đầu giải phóng hormone để mang lại mức độ đường trong máu. Điều này sẽ gây nên các kích thích tố nguy hiểm như các hormone adrenaline, cortisol và epinephrine. Những hormone này làm cho bé nhà bạn dễ cáu kỉnh và căng thẳng.
8. Nhận thức không bình thường
Quá nhiều đường trong cơ thể bé cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trí của bé. Bé sẽ chậm hiểu hơn hoặc hiếu động thái quá hay người ta còn gọi là hội chứng tăng động giảm chú ý ở các bé.
Mẹo ngăn ngừa bé ăn quá nhiều kẹo ngày Tết

Những ngày Tết Nguyên Đán, mẹ bé hãy cùng lưu ý để giúp bé ăn bánh kẹo vừa phải, không cho bé ăn quá nhiều bánh kẹo ngày Tết.
Quá nhiều đường trong cơ thể bé cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trí của bé. Bé sẽ chậm hiểu hơn hoặc hiếu động thái quá hay người ta còn gọi là hội chứng tăng động giảm chú ý ở các bé
1. Nên cho bé ăn một bữa ăn lành mạnh trước khi cho bé đi ra ngoài chơi hoặc đi chúc Tết. Hoặc khi tối về, bạn nên nhớ cho con ăn tối như bình thường… Điều này sẽ giúp con thờ ơ với bánh kẹo.
2. Mẹ bé nên có kế hoạch thay thế để những bánh kẹo nhiều đường ngay trước mắt bé bằng cách để những hạt bí, hạt dưa, hoa quả lành mạnh. Để tăng thêm sự thích thú cho bé khi ăn các loại hạt và hoa quả, bạn hãy kể những câu chuyện hấp dẫn gắn với những loại quả hoặc hạt trên.
3. Cố gắng cho bé ăn những thực phẩm lành mạnh thay vì những thực phẩm chiên rán hoặc nhiều đường.
Nên cho bé ăn một bữa ăn lành mạnh trước khi cho bé đi ra ngoài chơi hoặc đi chúc Tết. Hoặc khi tối về, bạn nên nhớ cho con ăn tối như bình thường…
4. Vào những ngày cận Tết hoặc những ngày rảnh rỗi nghỉ ngơi trong Tết, mẹ bé hãy tự chế một vài loại kẹo ngộ nghĩnh cho bé nhé. Làm kẹo tại nhà luôn luôn an toàn và ít đường.
5. Khi cho bé ăn kẹo, bạn hãy chú ý tới thành phần của chúng. Luôn cho bé ăn kẹo que được chế biến từ mật ong hoặc kẹo vừng.
6. Luôn không để kẹo ở khắp nơi trong nhà dù là vào những ngày Tết. Càng không nên nuông chiều con bằng cách để nước ngọt, nước trái cây, lọ bánh kẹo trong phòng của bé.
7. Nếu bé nhà bạn quá bồ kết bánh kẹo, mẹ bé phải nên “thiết quân luật” ngăn cấm bé bằng cách ra giới hạn số lượng kẹo bánh mà bé được ăn.
8. Bố mẹ và những người thân nên noi gương cho bé về việc này. Theo đó, bố mẹ và các anh chị em đừng ăn quá nhiều kẹo, và không ăn tất cả một lọ kẹo chỉ trong một buổi tối.

Luôn không để kẹo ở khắp nơi trong nhà dù là vào những ngày Tết. Càng không nên nuông chiều con bằng cách để nước ngọt, nước trái cây, lọ bánh kẹo trong phòng của bé.
Lưu ý:
Mẹ bé nên biết rằng, bánh kẹo không phải là một thực phẩm không tốt nhưng nếu cho bé ăn quá nhiều, sẽ không tốt cho sức khỏe của các bé.
Nhưng thực hiện theo những lời khuyên này, mẹ bé vẫn có thể cho bé ăn kẹo một cách lành mạnh mà không ăn quá nhiều.
Theo Yeutretho


Nguồn SKĐS




Theo bau.vn