-
Phòng tránh và điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một số týp enterovirus khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc nhóm enterovirus A. Những týp hay gặp nhất là coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71.
Đầu tiên vi rút lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa.
Sau đó vi rút có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại vi rút để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não.
Cơ chế lây lan của bệnh
Bệnh tay chân miệng lây lan qua phát tán vi rút. Bệnh có thể lây lan qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm hoặc qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).
<center></center>
Thông thường bệnh lây lan do tay bị dính vi rút từ những đồ vật nhiễm bẩn, sau đó đưa tay lên gần miệng hoặc mũi. Bệnh cũng có thể lây do hít phải vi rút qua những giọt lơ lửng trong không khí.
Bệnh do một loại virus gây ra, đầu tiên lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa. Vi rút sẽ không lây lan theo cách này một khi người bệnh đã hết triệu chứng.
Tuy nhiên, vi rút cũng có thể có mặt với số lượng lớn ở trong phân của người nhiễm, và có thể tồn tại ở đó trong tới 4 tuần sau khi các triệu chứng đã hết.
Bệnh tay chân miệng nếu tiếp xúc với dịch từ các nốt mụn nước hoặc nước bọt của người bệnh.
Phương pháp điều trị
Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày.
Bệnh do vi rút gây ra, nghĩa là không thể điều trị bằng kháng sinh. Các thuốc chống vi rút cũng không hiệu quả trong điều trị bệnh tay chân miệng.
Cần đưa trẻ đến khám bác sỹ nếu thấy những triệu chứng ngày càng nặng hơn
Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính a xít như cô ca hay nước cam)
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng
Khi nào cần đi khám?
Phần lớn các trường hợp bệnh tay chân miệng không cần vào viện vì triệu chứng sẽ hết trong vòng 7 ngày mà không cần điều trị.
Tuy nhiên, nếu không chắc trẻ có đúng là bị bệnh tay chân miệng hay không, có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu:
- Trẻ không thể hoặc không chịu uống bất kỳ đồ uống gì
- Trẻ có các dấu hiệu mất nước, bao gồm không đi tiểu nhiều như bình thường
- Các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc nặng lên sau 7 ngày
- Trẻ có những triệu chứng phụ, như thay đổi tình trạng tâm thần, co giật, thay đổi tính cách và hành vi
Phòng ngừa bệnh lây lan
<center></center>
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Khuyến khích trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy để ngăn ngừa sự tái nhiễm bệnh TCM qua đường tay – miệng nhằm loại bớt sự bám dính của vi rút gây bệnh TCM trên đôi tay của trẻ.
- Quần áo, tã lót của trẻ bệnh nên được ngâm dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc nước sôi trước khi giặt.
- Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, chén ăn cơm, muỗng ăn… nên được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.
- Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Tạo môi trường sống trong lành và an toàn
- Người chăm sóc trẻ như cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ… cần giữ sạch đôi tay hạn chế gieo rắc vi rút gây bệnh TCM cho những trẻ lành khác trong gia đình.
- Đồ chơi và vật dụng thường dùng của trẻ cần phải được tẩy trùng sạch sẽ bằng những dung dịch sát khuẩn như dung dịch Cloramin B 2%, dung dịch nước Javel hoặc xà phòng sát khuẩn để tạo tính an toàn cho trẻ khi sử dụng.
- Phòng ốc nơi trẻ sinh hoạt cần thông thoáng, đủ dưỡng khí nhất là sàn nhà nên được lau chùi sạch sẽ thường xuyên bằng các dung dịch khử khuẩn nhằm tạo điều kiện sạch sẽ và an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và chơi đùa.
Trường học và nhà trẻ:
- Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học trong khi trẻ thấy mệt.
- Trẻ có thể đi học trở lại ngay khi thấy khỏe hơn. Không cần bắt trẻ nghỉ học cho đến khi nốt mụn nước cuối cùng liền hằn, vì rồi tất cả nốt mụn nước sẽ liền.
Theo Phunutoday
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định