Nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng về chiều cao của con mình - liệu bé có thấp quá không, liệu có vấn đề gì bất thường trong sự phát triển chiều cao của con hay không... - hãy chủ động nhận ra điều này bằng cách quan sát:
Đầu tiên là quan sát, nếu phát hiện thấy trẻ lùn hơn, chậm hơn so với sự phát triển của các trẻ đồng trang lứa thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tìm hiểu.
Tiếp đến, nếu thấy từ khi sau 2 tuổi đến trước khi trưởng thành, mỗi năm chiều cao của trẻ không tăng thêm 5cm thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Đối với trẻ trong thời kỳ phát triển, cha mẹ nên ghi nhớ sự tăng trưởng chiều cao mỗi năm của trẻ.
Điều thứ 3 cần chú ý là sự phát triển sinh lý của trẻ. Cha mẹ cần so sánh, xem xét trẻ cao hay lùn. Trong thực tế, có những trẻ tiểu học cao trội hơn so với bạn bè cùng lứa, nhưng đến khi vào trung học cơ sở hay trung học phổ thông thì chiều cao phát triển chậm lại so với các bạn.
Các bậc cha mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn đến giai đoạn tăng trưởng chiều cao một cách mạnh mẽ của bé (thường thì bé gái bắt đầu khoảng 8 tuổi, bé trai bắt đầu khi 9 tuổi).
Một bác sĩ sau 20 năm làm việc rút ra kinh nghiệm về một số nguyên nhân khiến trẻ bị hạn chế phát triển chiều cao như sau:
Do di truyền (ba mẹ trẻ không cao).
Xương nhỏ bẩm sinh, khoảng 10-15% trẻ sau 2 tuổi chưa đạt được chiều cao thông thường.
Trước tuổi trưởng thành, bình quân mỗi năm trẻ không cao thêm được 5cm.
Thấp hơn so với các trẻ khác cùng tuổi.
Phát triển quá sớm (nhanh) hay quá trễ (chậm).
Trẻ bị béo phì.
Trẻ chịu những tổn thương ở não bộ.
Trẻ ăn nhiều chất bột đường cũng có thể gây nên hiện tượng này.
Do tuyến yên của trẻ không tiết đủ hooc-môn tăng trưởng. Nếu không kịp thời điều trị, trẻ sẽ bị lùn.
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn