-
Tác dụng việc giữ ấm bàn chân cho trẻ
Giữ ấm bàn chân không chỉ có tác dụng làm ấm đôi chân mà còn có tác dụng ấm cơ thể.
Ảnh: Internet
Mặc áo ấm chưa đủ
Trước mặt chúng tôi vào ngày 15/1/2016 là cháu nhỏ Đỗ Trung Hưng, 3 tuổi, con trai lớn anh chị Đỗ Trung Ph., 28 tuổi (Thanh Xuân, Hà Nội). Cháu Hưng mặc dù đã 3 tuổi nhưng người còn khá nhỏ. Ban đầu chúng tôi chỉ nghĩ cháu chỉ già 1 tuổi vì trông cháu có vẻ hơn còi. Anh chị Trung Ph đưa cháu đi khám vì lý do cháu chảy mũi sụt sùi quá nhiều, cả tuần nay bị chảy mũi không khắc phục được. Mặt cháu khá kháu khỉnh nhưng quệt ngang mặt là một vết mũi dài.
Mẹ cháu than thở: Các bác xem, cháu Trung Hưng nhà em hay ốm lắm. Các bác xem có phương thuốc gì đặc hiệu thì kê cho con em chứ cứ 2 tuần 1 lần ốm sốt, mũi dãi thế này em mệt mỏi lắm rồi. Em thấy cháu uống thuốc còn nhiều hơn là ăn cơm ấy.
Quan sát cháu bé, chúng tôi rất ngạc nhiên. Cả 2 bố mẹ đều khá trẻ nhưng chăm sóc cháu chưa đúng cách. Đầu bé thì bố mẹ đội cho mũ len mỏng. Người bé thì bố mẹ mặc cho nhiều áo ấm. Đôi chân thì được giữ ấm bởi một chiếc quần nỉ dầy. Nhưng bàn chân lại để trần. Bàn chân của Trung Hưng thì để trần chạy lạch bạch trên sàn nhà, nhìn đầy nhem nhuốc. Hỏi ra mới biết, anh chị Trung Ph luôn để chân con như vậy. Anh chị cho rằng vì cháu không thích, cứ đi tất vào cháu lại cởi tất ra, với lại, giữ ấm áo quần là đủ rồi, cần gì tới chân. Chính vì quan niệm sai lầm này mới là nguyên nhân chính khiến cho cháu hay bị ốm vặt.
Cần giữ ấm đôi bàn chân
Đôi bàn chân của trẻ rất quan trọng. Nó không chỉ là công cụ giúp trẻ đi. Mà còn là phương thức bảo vệ sức khỏe bé yêu.
Bạn đừng nên chỉ suy nghĩ rằng, mùa đông lạnh chỉ cần giữ ấm ngực, giữ ấm bụng là đủ. Giữ ấm đôi bàn chân có tác dụng tốt như giữ ấm toàn cơ thể vậy. Bởi nó có nhiều tác dụng dưới đây.
Nếu bạn giữ ấm đôi bàn chân cho trẻ, cảm giác lạnh vùng da bàn chân biến mất. Càm giác lạnh từ da bàn chân chính là cảm giác lạnh ở vùng ngoại vi. Nếu da bàn chân lạnh thì não bộ của bé cũng hiểu nhầm là da các vùng khác cũng lạnh theo, do đó mạch máu ngoài da co lại. Điều này làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể ví dụ như da vùng ngực, da vùng mặt, da vùng bụng.
Nếu bạn giữ ấm đôi bàn chân cho trẻ, bạn sẽ tăng cường được chức năng miễn dịch. Khả năng miễn dịch của bé là khả năng chống đỡ được với mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Nó được đánh giá bởi nhiều yếu tố như nồng độ kháng thể, số lượng các tế bào bạch cầu và khả năng hoạt hóa của các tế bào này. Khi bàn chân được giữ ấm, nồng độ kháng thể sẽ tăng lên và sức miễn dịch sẽ cao. Ngược lại, khi để trẻ đi chân trần, cơ thể giống như đang bị nhiễm lạnh cục bộ, sẽ làm giảm lượng kháng thể và do đó, bé hay bị ốm vặt liên miên.
Nếu bạn giữ ấm đôi bàn chân trẻ, bé yêu sẽ ăn ngon, hấp thu tốt. Hệ thống thần kinh thực vật kết nối ở bàn chân có mối liên quan nhất định với hệ thống thần kinh giao cảm chi phối cho vùng bụng. Khi giữ ấm đôi bàn chân trẻ, bạn sẽ hoạt hóa được hệ thần kinh phó giao cảm tại đây, giảm mức độ hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm tại chân (giảm co mạch ngoại vi). Điều đó kèm theo hoạt hóa hệ thần kinh phó giao cảm vùng bụng. Hệ thần kinh phó giao cảm vùng bụng sẽ giúp nhu động ruột tốt, tăng tiết dịch tiêu hóa, tăng co bóp dạ dày. Bé sẽ cảm thấy ăn nhanh tiêu, hết đầy bụng, ham ăm, ham lớn.
Nếu bạn giữ ấm đôi bàn chân cho trẻ, bé sẽ ngủ ngon hơn. Cảm giác của đôi bàn chân được đưa về phần đỉnh đầu, phần cao nhất của não bộ. Nếu chân được giữ ấm, vùng cảm giác đỉnh đầu sẽ không bị đánh thức, bé sẽ ngủ sâu. Nhưng nếu chân bị lạnh, vùng cảm giác đỉnh đầu và một vài vùng trong não bộ sẽ bị đánh thức, bé sẽ ngủ chập chờn và ngủ không sâu.
Vậy nên, đừng bao giờ đồng ý cho trẻ cởi tất chân khi đi ngủ hoặc khi đi chơi. Mà hãy tập cho bé, cảm giác đi tất chân là cảm giác rất bình thường. Như vậy, bạn đã trực tiếp nâng đỡ sức khỏe cho bé yêu.
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn
Quyền viết bài
- Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
- Bạn Không thể Gửi trả lời
- Bạn Không thể Gửi file đính kèm
- Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
-
Nội quy - Quy định