Dùng đũa ăn hàng ngày là một hành động thân thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng đũa ăn để không gây hại cho sức khỏe bản thân.
Dùng đũa ăn hàng ngày là một hành động thân thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng đũa ăn để không gây hại cho sức khỏe bản thân.
Có một thực trạng bạn thường thấy trong bữa ăn của người Việt là mọi người dùng đũa đang ăn gắp thức ăn cho những người ngồi cùng bàn.
Thực tế, việc gắp thức ăn cho người cùng bàn nhiều là điều không nên. Cho dù đó là thói quen khó bỏ, hay sự tôn trọng, yêu thương người ngồi cùng mâm đi chăng nữa thì vẫn nên bỏ. Bởi vì đằng sau nó ẩn chứa nhiều lý do sức khỏe, có thể đe dọa sức khỏe con người.
Theo Tuổi Trẻ từng tổng hợp trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ước tính mỗi năm có một trong sáu người (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.
Cũng theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A. Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.
Có một thực trạng bạn thường thấy trong bữa ăn của người Việt là mọi người dùng đũa đang ăn gắp thức ăn cho những người ngồi cùng bàn. Ảnh minh họa.
Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng. Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống. Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh... Có thể kết luận rằng, dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.
[B]Không sử dụng đũa quá 3-6 tháng/lần</strong>
Nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không có nhu cầu thay mới. Song điều này là không nên. Bởi thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần. Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa và lựa chọn những loại đũa không rõ nguồn gốc để không gây nguy hại đến sức khỏe.
[B]Không dùng đũa để chuyển màu</strong>
Ngay cả khi đũa ăn hàng ngày vẫn còn tốt nhưng nếu đũa đã chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần. Bởi sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.
Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Ảnh minh họa.
[B]Không dùng đũa đã nấm mốc</strong>
Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.
[B]Không dùng đũa ngửi có mùi hắc</strong>
Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đữa thoáng khí, bảo quản khô ráo.
Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.
Nguồn SKĐS
Theo bau.vn