loài hoa "trăm năm nở một lần"

Tre là tên gọi chung của nhóm thực vật trong bộ hòa thảo. Trên thế giới có khoảng 1.200 loài tre và tất cả đều sở hữu tốc độ sinh trưởng vào hàng nhanh nhất trong số các loài thực vật thân gỗ.

Trong khi những loài cây khác phải tốn phụ kiện handmade hàng chục năm để đạt kích thước lớn thì các loài tre chỉ cần khoảng 5 năm.


Tuy phát triển nhanh là thế, tre lại chỉ nở hoa một lần trong giai đoạn từ 60 - 100 năm - quãng thời gian bằng cả một đời người.

Hoa tre thường nở thành chùm, có màu vàng nhạt. Dẫu vậy, màu sắc của hoa tre sẽ thay đổi tùy theo từng loài. Hoa tre kết quả, tạo thành quả tre - còn gọi là "cơm tre" (bamboo rice).

Hoa tre - loài hoa cả đời chỉ có một lần

Tuy nhiên, lúc tre ra hoa, kết quả cũng là thời khắc cuối cùng của loài cây này bởi sau đó tre sẽ nhanh chóng lụi tàn và không thể hồi sinh.

Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn do trang tri handmade dep chưa có lời giải nhưng có giả thuyết cho rằng quá trình ra hoa khiến tre phải tiêu tốn một lượng năng lượng khổng lồ, khiến cây không thể tiếp tục sinh tồn sau khi trổ hoa.

Một số người khác thì cho rằng đây là tập tính của loài cây này: tre già sẽ nhường chỗ cho cây con mọc lên.

Không những ra hoa, tre còn cho ra quả nữa

Chưa dừng lại ở đó, bạn có hay - tất cả những cây trong cùng một cụm tre sẽ trổ hoa vào cùng một thời điểm. Hiện tượng này còn có tên gọi là trổ hoa theo bầy.

Ngay cả khi cây trong cụm tre trang sức thiết kế được trồng ở nơi khác, có điều kiện địa lý khác biệt nhưng chúng vẫn sẽ cùng lúc trổ hoa. Theo một vài chuyên gia, nguyên do của hiện tượng này là bởi các cây này sẽ có chung một gốc gene với cây mẹ, do đó thời gian nở hoa cũng có phần giống nhau.


Và những quan niệm gắn liền với hoa tre

Quý hiếm là vậy nhưng hiện tượng tre nở hoa lại được xem là điềm gở tại một số quốc gia điển hình là Ấn Độ. Lý do là bởi khi hoa tre nở thu hút rất nhiều loài gặm nhấm, điển hình là chuột.

Chính vì vậy, hoa tre xuất hiện sẽ khiến chuột sinh sôi nảy nở một cách chóng mặt. Sau khi ăn hết gốc tre, chúng sẽ tấn công sang các loại cây khác. Do đó, tại một số vùng, hoa tre nở thường kéo theo nạn đói, bệnh dịch.

Hoa tre được xem là điềm gở tại một số nơi trên thế giới

Lịch sử của quốc gia này cũng chứng minh điều đó. Vào tháng 10 năm 1958, chính phủ Ấn Độ lúc bấy giờ đã khước từ yêu cầu viện trợ tài chính của quận Mizoram, khi quận này cho rằng tre nở hoa sẽ làm đại dịch chuột xuất hiện. Và hệ quả là năm 1959, khu vực này đã chịu nạn đói cùng hạn hán nghiêm trọng.

Trong sử thi Mahabharata của Ấn Độ, tre nở hoa cũng là một điềm xấu, gắn với câu chuyện về vị vua độc ác Jayadrath. Khi đó vua Jayadrath đã bắt cóc Draupadi - một phụ nữ xinh đẹp và hành hạ cô trong suốt chuyến đi.

Draupadi đã đưa lời nguyền rằng triều đại của vị vua sẽ chóng tàn lụi, giống như những lũy tre lừng lững đột nhiên chết đi sau khi nở hoa.

Ngay cả tại Việt Nam, tre nở hoa cũng được xem là điềm gở. Nhiều người cho rằng với hầu hết các loài thực vật, khi ra hoa cũng là lúc nó tràn trề sức sống.

Duy chỉ có loài tre, trúc thì ngược lại, nở hoa đồng nghĩa với sắp lìa đời. Chính vì thế, bắt gặp hoa tre được cho là một điều không may.


Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc tre trúc tàn lụi sau khi ra hoa là một hình ảnh hiên ngang hiếm thấy.

Theo quan niệm Á Đông, tre là biểu tượng của mẫu người quân tử, bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác.
Tre có hoa thậm chí còn kết quả - nhưng không phải ai cũng có cơ hội được chiêm ngưỡng loài hoa "trăm năm có một" này.
Người dân Việt Nam có lẽ đã quá quen thuộc với hình ảnh lũy tre làng cao vút ở làng quê. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đặc biệt là với những bạn sống tại thành phố từ nhỏ biết rằng, cây tre nở hoa, thậm chí là kết trái.