<p>
Với mong muốn con thông minh hơn, mẹ tham khảo đủ mọi đường, từ dinh dưỡng đến những phương pháp dạy con trên thế giới. Tuy nhiên, để con tự tin vững bước, IQ không phải tất cả đâu mẹ ơi

</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số dùng để đo khả năng nhận thức và giải quyết của mỗi người khi gặp các vấn đề khác nhau. Những bài kiểm tra IQ thường tập trunng vào khả năng ngôn ngữ, logic, toán học, tốc độ ghi nhớ hình ảnh và xử lý thông tin. Tuy nhiên, IQ không phản ánh được năng lực cảm xúc, trí tò mò, sáng tạo hay khả năng xử lý công việc. IQ cao có thể là tiền đề vững chắc cho tương lai bé phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, không phải cứ IQ càng cao thì tương lai càng được đảm bảo đâu mẹ nhé!</p>
<div id="attachment_128026" style="text-align: center;"><br><br>
<p style="text-align: center;"><em>Trí thông minh tuy quan trọng, nhưng không phải là tất cả, mẹ nhé!</em></p>
</div>
<p style="text-align: justify;"><strong>1/ Trí thông minh không đảm bảo sự thành công tương lai</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia Lewis Terman, tiến hành trên 1.500 học sinh có chỉ số IQ từ 140 trở lên từ năm 1926 cho thấy, trí thông minh không phải là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến tương lai. Thậm chí, trí tuệ và thành tích đạt được hoàn toàn không có liên quan với nhau. Nhiều người thông minh trở nên thành công, lỗi lạc với mức thu nhập “khủng”, nhưng cũng không ít những người sở hữu IQ cao có cuộc sống “khiêm tốn” như nhân viên đánh máy, thủy thủ…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2/ Thông minh không hẳn sẽ hạnh phúc hơn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nghiên cứu của Lewis Terman cũng cho thấy, tỷ lệ nghiện rượu, ly dị hay tự tử ở những người có chỉ số IQ cao cũng ngang ngửa so với những người bình thường. Như vậy, không hẳn là những người thông minh có thể đảm bảo được hạnh phúc của họ vững bền hơn người bình thường.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngược lại, sự kỳ vọng quá mức của ba mẹ và người thân xung quanh lại trở thành gánh nặng vô hình, làm trẻ không được sống theo ý mình, luôn phải sống theo sự mong đợi của mọi người. Chính điều này sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, khiến bé khó có thể cảm thấy vui vẻ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3/ Trẻ thông minh cũng có khiếm khuyết</strong></p>
<p style="text-align: justify;">“Thiên vị cái tôi” là bản năng của hầu hết mọi người. Nghĩa là thay vì gạt hết những định kiến ban đầu để suy xét vấn đề, người ta thường có xu hướng chọn lọc thông tin củng cố suy nghĩ của bản thân. Nghiên cứu của chuyên gia đến từ Đại học Toronto (Canada) cho thấy, so với người thường, những người thông minh cũng không có khả năng cải thiện khiếm khuyết này. Thậm chí, bản năng “thiên vị cái tôi” của họ còn cao hơn, khiến họ khó nhìn thấy khuyết điểm của bản thân mà chỉ “chăm chăm” soi mói điểm yếu của người khác.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo giáo sư Kim Ung-yong, giảng viên đang làm việc tại Đại học Shinhan, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc), người có chỉ số IQ thuộc hàng cao nhất thế giới (210), điều tốt nhất ba mẹ có thể làm cho con cái là hỗ trợ và hướng dẫn để con từng bước đạt được mục đích của mình. Mỗi trẻ đều có một năng khiếu nhất định. Bé có thể không tính toán giỏi, nhưng lại có khả năng vận động, leo trèo siêu “đỉnh“. Vì vậy, thay vì cố gắng để “ép” con thông minh, mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa, dạy con các kỹ năng xã hội và cách quan tâm đến mọi người xung quanh.</p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32114/khi-iq-khong-phai-la-tat-ca.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn