<p>
Nếu trẻ ngáy và gặp khó khăn khi thở, lượng oxy đưa lên não sẽ ít và không đều. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bé, đồng thời gây khó khăn trong việc học tập của bé.

</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">Nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng, trẻ ngáy khi ngủ chứng tỏ chúng đang ngủ rất say và ngon giấc. Nhưng trong thực tế, ngáy ngủ không phải là vấn đề cha mẹ nên bỏ qua.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân gây ngáy ngủ ở trẻ em</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi trẻ ngủ mà có tiếng ngáy, bố mẹ không nên bỏ qua mà phải đi tìm nguyên nhân để xem bé có đang gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngáy ngủ:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Dị ứng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nhiều trẻ em bị dị ứng phấn hoa, điều này khiến họ nghẹt mũi. Khi mũi bị ngăn cản bởi các chất nhầy sẽ dẫn đến tình trạng khó thở. Lúc ngủ, trẻ không thể thở bằng mũi như thông thường mà phải dùng đến sự hỗ trợ của miệng. Điều đó khiến nhịp thở của bé tạo ra tiếng.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Sưng vòm họng hoặc amidan</strong></p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: justify;">Vòm họng là những tuyến nằm gần đoạn mũi còn amidan là phần phía trước miệng. Cả hai đều có tác dụng ngăn chặn không cho vi khuẩn đi vào cơ thể. Đôi khi, do nhiều nguyên nhân tác động khiến vòm họng hoặc amidan bị sưng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngáy ngủ. Trong thực tế, nhiều trẻ bị viêm vòm họng hoặc amidan mãn tính khiến họ không bao giờ hết ngáy ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Đường hô hấp bị chặn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu bé của bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm lạnh khiến đường đường hô hấp bị cản bởi các chất nhầy, điều này dẫn đến khó thở. Sự tắc nghẽn này cũng chính là nguyên nhân gây ra tiếng ngáy khi trẻ ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Lệch vách ngăn mũi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Sụn và các mô là những bộ phận cấu tạo nên vách ngăn giữa hai lỗ mũi. Nếu trẻ sinh ra mà vách ngăn đó bị lệch sẽ khiến cho một lỗ mũi to và một lỗ mũi bé hơn. Điều đó khiến các luồng khí trong lỗ mũi nhỏ hơn thường bị tắc nghẽn, dẫn đến khó thở và tạo ra tiếng ngáy khi ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Thừa cân, béo phì</strong></p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: justify;">Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì. Khi đó, đường dẫn khí qua lỗ mũi của trẻ bị thu hẹp khiến việc thở trở nên khó khăn hơn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Rối loạn di truyền và bệnh thần kinh cơ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em bị các hội chứng như down, teo cơ và hở vòm miệng có xu hướng ngủ ngáy do trương lực của họ bị giảm đáng kể.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Hen suyễn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em bị bệnh hen suyễn thường khiến đường hô hấp của họ bị viêm. Bệnh này khiến họ gặp khó khăn khi thở và gây ra tiếng ngáy khi ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Ngửi khói thuốc lá</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi trẻ sống trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, đường mũi và đường hô hấp sẽ bị kích thích dẫn đến viêm. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngáy khi ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;">Bất cứ điều gì gây tắc nghẽn đường hô hấp cũng khiến cho việc điều tiết không khí đi vào phổi gặp khó khăn. Việc này khiến trẻ ngáy khi ngủ. Khi việc thở gặp khó khăn trẻ sẽ bị ngưng thở vài giây khi ngủ. Điều này có thể xảy ra thường xuyên từ 30-300 lần mỗi đêm, có nghĩa là bé không nhận đủ oxy khi ngủ. Và khi thức dậy, trẻ có cảm giác mệt mỏi. Vấn đề này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;">Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngưng thở khi ngủ</p>
<p style="text-align: justify;">Tư thế và vị trí ngủ của trẻ bất thường, chẳng hạn như kê một vài chiếc gối khi ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;">Ngáy thường xuyên và ngáy lớn</p>
<p style="text-align: justify;">Tỉnh dậy thở hổn hển</p>
<p style="text-align: justify;">Thở nặng nề trong khi ngủ</p>
<p style="text-align: justify;">Thức dậy khó khăn ngay cả khi buổi tối đi ngủ sớm</p>
<p style="text-align: justify;">Kêu đau đầu trong ngày đặc biệt là vào buổi sáng</p>
<p style="text-align: justify;">Gắt gỏng và cáu kỉnh</p>
<p style="text-align: justify;">Có vấn đề về hành vi</p>
<p style="text-align: justify;">Tè dầm</p>
<p style="text-align: justify;">Không có khả năng tập trung vào nhiệm vụ được giao</p>
<p style="text-align: justify;">Khi trẻ bị các triệu chứng này, bạn nên đưa con đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và chẩn đoán.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Những rủi ro và biến chứng của bệnh ngáy ngủ</strong></p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: justify;">Khi trẻ bị nghịt mũi thông thường, tiếng ngáy không phải là vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng khi trẻ mắc triệu chứng ngưng thở khi ngủ thì bạn không nên xem thường. Triệu chứng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Mất ngủ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi con bạn tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi vào ban ngày. Điều đó khiến trẻ dễ cáu kỉnh, học tập không hiệu quả.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Đái dầm</strong></p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: justify;">Mắc chứng này trẻ sẽ có cảm giác xấu hổ, thất vọng. Thậm chí, trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm nếu sự việc tái lại nhiều lần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Gặp ác mộng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi trẻ buồn tiểu vào ban đêm nhưng không muốn thức dậy vì thèm ngủ, nó có thể dẫn đến nỗi sợ hãi và những cơn ác mộng. Điều này khiến chất lượng giấc ngủ của trẻ giảm đi.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Các vấn đề về hành vi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Các vấn đề ngáy và ngưng thở khi ngủ sẽ dễ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Tiêu biểu như trẻ bị: hiếu động, gây rối, cáu kỉnh…, khiến việc quản lý và giáo dục trẻ trở nên khó khăn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>5. Học tập không hiệu quả</strong></p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: justify;">Khi còn nhỏ, não là bộ phận phát triển mạnh. Hầu hết sự phát triển và tăng trưởng đều diễn ra khi trẻ ngủ. Tuy nhiên nếu trẻ ngáy và gặp khó khăn khi thở, lượng oxy đưa lên não sẽ ít và không đều. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển não bộ của bé, đồng thời gây khó khăn trong việc học tập của bé. Bởi khi não thiếu oxy, các tế bào não sẽ bị chết, khiến việc nhận thực của bé không còn tốt. Nghiên cứu cho thấy rằng, đây có thể là hậu quả suốt đời của chứng ngưng thở khi ngủ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>6. Cao huyết áp</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi con bạn tỉnh nhiều lần trong đêm và cũng trải qua các giai đoạn oxy cung cấp ít. Nó làm cho hệ thần kinh hoạt động không đều đặn. Điều này gây áp lực lớn cho tim. Theo thời gian, con bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, làm cho huyết áp của trẻ dễ bị tăng như người lớn.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>7. Thèm ăn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ em bị ngáy và ngưng thở khi ngủ thường thức dậy với cảm giác rất đói. Cơ thể của họ khao khát calo từ đường và các loại chất béo. Từ đó trẻ dễ bị chứng thèm ăn và đưa vào cơ thể những thực phẩm không lành mạnh gây tăng cân và dễ mắc bệnh tiểu đường.</p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32147/tre-ngay-ngu-bo-me-dung-coi-thuong-p1.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn