Nhưng bạn có hay, những chú nhện bạn thường đối mặt này vẫn chưa thấm vào đâu so với các loài nhện khổng lồ trên hành tinh mà bạn sẽ tìm hiểu ngay dưới đây.

1. Poecilotheria Rajaei - loài nhện có thể trùm kín khuôn mặt người

Poecilotheria Rajaei là một loài nhện thuộc chi Poecilotheria cách làm quần áo handmade chỉ cư trú tại Sri Lanka và Ấn Độ. Loài nhện này được mô tả có màu sắc độc đáo cùng phần "họa tiết" trên lưng một cách thống nhất, với khả năng di chuyển nhanh và có nọc độc khá mạnh.


Đặc biệt, loài nhện này có kích cỡ cơ thể khá "đồ sộ", với sải chân dài tới 20cm, tức gần bằng khuôn mặt một người bình thường.


Loài nhện này khá hiếm gặp, thường sinh sống ở những cây cổ thụ khổng lồ. Nhưng lạ là, loài nhện này lại có tập tính... an cư lạc nghiệp - chúng chỉ sống tại một nơi duy nhất cho đến khi gặp nguy hiểm hoặc tổ bị phá bỏ. Hiện nay do ảnh hưởng của nạn phá rừng ở Sri Lanka mà số lượng nhện này đã giảm đi đáng kể.

2. Nhện "bự" ăn chim Goliath dễ như ăn kẹo

Dù mang cái tên "ăn thịt chim", nhưng thức ăn chủ yếu của loài nhện Theraphosa blondi chỉ là côn trùng, ếch nhái hay một số loài gặm nhấm như sóc, chuột...

Nguồn gốc của cái tên "nhện ăn chim" - birdeater Goliath này xuất phát từ một nhà thám hiểm, khi ông ta phát hiện loài nhện này đang ăn một con chim ruồi.


Nhện Theraphosa blondi có kích cỡ cơ thể rất đáng nể khi sở hữu độ dài sải chân lên tới 28cm và nặng hơn 100 gr.

Với kích thước như vậy, chúng được mệnh danh là loài nhện lớn thứ 2 thế giới. Khủng khiếp hơn, răng nanh của loài nhện này dài tới 2cm và có thể đâm thủng da của con người.


Tuy nhiên, dù có vẻ ngoài đáng sợ nhưng nọc độc của chúng không gây nguy hại đến tính mạng con người. Đặc biệt hơn, loài nhện này còn có khả năng phát tín hiệu đặc trưng vào mùa giao phối. Chúng sẽ cọ xát lông các chi, tạo ra âm thanh có thể truyền xa tới 4m để dụ dỗ bạn tình.

3. Nhện thợ săn - loài nhện lớn nhất thế giới

Với tốc độ săn mồi cực nhanh cùng khả năng tìm vị trí ẩn nấp giỏi, nhện Heteropoda maxima đích thực là một thợ săn khổng lồ đáng gờm.


Thường cư trú tìm thấy ở châu Á, hoặc tại những khu vực làm đồ trang trí handmade mang khí hậu nhiệt đới như Florida, Texas và California (Mỹ), nhện thợ săn từng khiến bao người "đứng hình" với kích cỡ khổng lồ cùng sải chân lên tới 30cm của mình.

Mặc dù sở hữu kích cỡ to lớn nhưng chúng lại có khả năng di chuyển rất nhanh, dễ dàng bám vào các bề mặt trơn trượt như mặt kính.

Một vài nghiên cứu khoa học chỉ ra, dù không gây tổn hại đối với sức khỏe con người nhưng nọc độc của nhện Heteropoda maxima lại có khả năng gây tê liệt con mồi ngay lập tức.


4. Nhện tơ vàng - giăng bẫy tới 2m để "tóm gọn" con mồi

Nhện tơ vàng - Nephila clavipes - là loài nhện thường thấy tại Bắc Mỹ. Một cá thể nhện tơ vàng trưởng thành có chiều dài cơ thể (tính cả sải chân) lên tới 20cm, trong đó con cái có kích thước lớn hơn con đực.


Nhện Nephila có nọc khá độc, tuy nhiên điểm đặc biệt của chúng là khả năng giăng những mạng nhện khổng lồ và kiên cố để săn mồi.

Chiều dài của mỗi mạng nhện có thể lên tới gần 2m, vì thế những con côn trùng nhỏ bé chắn chắn không thể thoát khỏi mạng nhện của chúng. Thậm chí những con rắn nhỏ hay chim cũng trở thành con mồi "bất đắc dĩ" của nhện tơ vàng.


Bên cạnh đó, loài nhện này còn có "đời sống lứa đôi" rất đặc biệt, đó là những con nhện đực phải... mát-xa cho bạn đời khi mệt mỏi, vì nếu không chúng sẽ bị xé xác ngay tức khắc.

5. Nhện chuối "chân ngắn" nhưng có nọc độc kinh hoàng

Nhện lang thang Brazil, có tên khoa học là Phoneutria nigriventer, còn được gọi là nhện chuối vì chúng đã được tìm thấy chủ yếu ở khu vực phát triển của những cây chuối.

Dù nhện chuối có kích thước khá "khiêm tốn" khi sải chân chỉ dài 12 - 15cm, thân dài 5cm nhưng chúng rất hung hăng và là loài sở hữu nọc độc mạnh trên thế giới.


Loài nhện này gọi là nhện lang thang vì thói quen săn mồi của chúng. Loài này đi săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi và tấn công trực tiếp chứ không sử dụng mạng nhện và đợi để bẫy con mồi như nhiều loài nhện khác. Khi thấy bị đe dọa, loài nhện này sẽ giơ hai chân trước lên cao để đe dọa lại kẻ thù, cho thấy nó đã sẵn sàng tấn công.

Nọc độc của nhện lang thang Brazil có thể giết chết một người làm đồ trang sức thủ công chỉ trong 2 giờ, nhưng ngoài việc gây đau đớn và các biến chứng trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong. Không những thế, nọc độc của loài này có thể khiến nạn nhân nam cương cứng đau đớn trong 4 giờ liền.


Nghiên cứu chỉ ra, nọc độc của loài nhện này làm tăng, lưu lượng chất nitric oxide, giúp làm tăng lưu lượng máu, do đó còn được sử dụng để chữa chứng rối loạn cương dương, với tác dụng tương tự viagra.

Nọc độc của loài nhện này có thể khiến nạn nhân bị tê liệt cơ bắp, hay suy hô hấp gần như ngay tức khắc, nặng có thể tử vong.