<p>
Cho con bú là cơ hội để mẹ âu yếm, vuốt ve, tạo tình cảm gần gũi, gắn bó mẹ con. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa những bà mẹ vì nhiều lý do khác nhau, không thể thực hiện “nghĩa vụ” này sẽ không có hy vọng tạo dựng sợi dây gắn bó và gần gũi đích thực với bé yêu của mình.

</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">Dưới đây là một số bí quyết giúp mẹ tạo mối liên kết và kết nối tình mẫu tử với thiên thần nhỏ, cho dù bé nhà bạn đang ăn sữa bằng bình chứ không phải bú mẹ trực tiếp.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ôm ấp và âu yếm con</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Với trẻ bú bình, hãy tăng thời gian gần gũi và ôm ấp con. Mẹ nên nhớ, con bú bình nhanh no bụng hơn, song nhu cầu được mẹ ôm ấp không thấp hơn trẻ được bú mẹ. Vì thế, trong thời gian cho con bú bình, hãy trìu mến nhìn vào mắt con và âu yếm ôm con vào lòng. Khi bé đã no nê, không nên lập tức đặt con xuống giường, mà hãy bế thêm và đừng sợ con bện hơi mẹ.</p>
<p style="text-align: justify;">Mẹ bế con là thời gian 2 cơ thể tiếp xúc gần gũi, điều đó mang lại cho con cảm giác an toàn và hạnh phúc. Trẻ sơ sinh cũng nhìn rõ duy nhất ở khoảng cách 25-30cm, còn lại đối với con là mảng tối lờ mờ (mãi đến 2 tháng tuổi trẻ mới nhìn thấy những gì xa hơn, mới có khả năng nhận biết mặt mẹ). Vậy nên trong mấy tuần đầu, các mẹ phải cố gắng hiện diện rất gần, nếu muốn con nhìn thấy mẹ. Thậm chí các chuyên gia chỉ định tiếp xúc “da kề da”, để bé cưng cảm nhận mùi đặc trưng của mẹ, nhịp đập tim mẹ sẽ giúp trẻ yên tâm, cảm thấy được bảo vệ đồng thời hơi ấm dễ chịu tỏa ra từ cơ thể mẹ mang lại cho con sự che chở, yêu thương.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Kết nối tình cảm mẹ con với trẻ bú bình</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Dù bé bú mẹ trực tiếp hay bú bình, để tạo sự kết nối, gắn bó với trẻ, ngay từ những ngày đầu bố mẹ hãy dành nhiều thời gian bên con, âu yếm, vỗ về, trò chuyện và ở cạnh bé.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Vui chơi, trò chuyện, đọc truyện, hát cho con nghe</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ con thường rất thích các âm thanh, ví dụ như chuyện trò, bập bẹ, hát nhẹ và thủ thỉ. Mỗi khi ôm bé vào lòng hay chơi cùng bé, mẹ hãy nhẹ nhàng tâm sự, cười giỡn cùng con, cùng con đọc truyện cũng là sợi dây kết nối tình cảm hiệu quả đấy!</p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ của bạn có thể cũng sẽ rất thích nghe nhạc. Những cái lúc lắc và các đồ vật di chuyển phát ra tiếng nhạc là cách tốt nhất để kích thích khả năng nghe ở con trẻ. Nếu bé nhà bạn trở nên nhắng nhít mỗi khi nghe tiếng động, hãy hát lên, ngân nga 1 đoạn thơ hay 1 câu hát ru, hoặc đọc thật lớn mỗi khi bạn đung đưa chúng nhẹ trên ghế. Bé lớn hơn một chút bạn có thể dạy cho bé một số điệu nhảy, đôi khi chẳng cần phải đúng theo từng nhịp điệu thì bé cũng cảm thấy thích bạn và muốn được chơi cùng bạn mọi lúc mọi nơi.</p>
<p style="text-align: justify;">Mẹ đừng nghĩ con chưa biết nói thì không hiểu. Thực tế thì não bộ bé vẫn tiếp nhận và xử lý, sắp xếp thông tin. Cách này không chỉ giúp bé nhận ra giọng nói quen thuộc của mẹ, mà còn tạo nền tảng phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ sau này.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Massage cho bé</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Massage cũng là một cách để mẹ có thể kết nối tình cảm với con một cách dễ dàng. Mỗi ngày bạn dành khoảng 10 phút để massage chân, tay, bụng và cổ, bé sẽ vô cùng thích thú và gắn bó với bạn hơn rất nhiều.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Massage cho bé yêu mau lớn</em></p>
<p style="text-align: justify;">Massage là một cách thật dễ thương để mẹ thể hiện tình thương yêu với bé. Với hành động nho nhỏ này mỗi ngày, mẹ sẽ đem lại cho bé nhiều lợi ích hớn như giúp bé tăng cân tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất, giảm đau khi bé mọc răng…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Địu bé</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Địu bé trên lưng hay trước ngực có khá nhiều lợi ích, nó không chỉ làm tăng mức oxytocin với con mà còn giúp mẹ làm được nhiều việc hơn trong thời gian trông bé, lại giúp bé cảm thấy an toàn. Mẹ và bé sẽ thấy gắn kết nhiều với nhau hơn khi thực hiện phương pháp này đấy!</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thay tã cho bé</strong></p>
<p style="text-align: justify;">​Thay tã cũng là thời điểm thích hợp để bạn kết nối với con. Mẹ vẫn có thể trò chuyện giao tiếp với bé ngay cả trong lúc thay tã. Thậm chí mẹ hãy làm cho khuôn mặt của mình trở nên ngộ nghĩnh như “một chú hề”, nô đùa với con khiến bé cười sặc sụa. Những hành động đó đó của mẹ, chắc chắn sẽ khiến bé cảm thấy được yêu thương, gần gũi đấy!</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Đưa bé đi dạo</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Không khí trong lành mát mẻ, sẽ khiến bé dễ chịu và vui hơn vì thế bạn hãy đưa bé đi dạo công viên, và thử sức bằng chiếc địu thay vì bằng xe đẩy. Đây là cơ hội để bạn có thêm thời gian gần gũi bé hơn.</p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32367/bi-quyet-de-me-tang-su-ket-noi-voi-tre-bu-binh.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn