<p>
Có thể không phải đi viện ngay, nhưng sự tích tụ của vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa dần sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, người nông dân nên chấm dứt ngay việc rửa rau trong nguồn nước ô nhiễm...
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">Những ngày gần đây, thông tin một số loại rau được tưới, rửa bằng nước sông, kênh đen kịt trước khi đến tay người tiêu dùng đã khiến dư luận thêm lo lắng, hoang mang về “thực phẩm bẩn”…</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Ký sinh trùng, kim loại nặng “bám” vào nhiều mẫu rau</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Mới đây nhất, theo phản ánh cho thấy nước sông Nguyễn Văn Tiếp nối giữa hai huyện Mỹ Lộc và Vụ Bản của Nam Định chứa vô số rác thải, chất độc hại lại được dùng để tưới rau và hoa màu - nguồn rau xanh do chính người dân nơi đây sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày hoặc mang bán ngoài chợ.</p>
<p style="text-align: justify;">Hay tình trạng người dân xã Yên Hòa, Yên Mỹ (Hưng Yên) - nơi cung cấp rau cho rất nhiều chợ đầu mối lớn cũng như thủ đô Hà Nội - đang từng ngày dùng nguồn nước bẩn tại các con kênh chứa nhiều rác, nước sinh hoạt thải ra để rửa rau hàng ngày mang đi bán. Không những thế, những người đi làm đồng hay đi phun thuốc trừ sâu cũng tranh thủ xuống con kênh chết này để rửa vật dụng, những lọ thuốc trừ sâu được ném vương vãi trên mặt nước. Người dân ở đây cho biết, rửa rau ở nguồn kênh này tuy nước bẩn nhưng thoải mái, nhanh gọn, tiện lợi hơn so với việc lấy từng chậu nước ở nhà rửa, vừa không sạch đất mà tốn và lâu hơn rất nhiều. Thực trạng này đã khiến Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế phải vào cuộc ngay bằng công văn yêu cầu ngành y tế Hưng Yên khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề.</p>
<p style="text-align: justify;">Theo đó, một kết quả nghiên cứu về mầm bệnh ký sinh trùng trên rau được tưới bằng nước thải tại thành phố và nông thôn tỉnh Nam Định do PGS.TS Nguyễn Văn Đề và cộng sự Đại học Y Hà Nội thực hiện cho thấy, trong tổng 660 mẫu rau tưới bằng nước thải thì tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng là 9,1%. Các loại kí sinh trùng thường gặp là giun đũa, giun tóc, ấu trùng giun móc, giun lươn, nhiễm trứng sán lá gan nhỏ/sán lá ruột nhỏ, khuẩn E.coli và bào nang amíp… Theo PGS Đề, tập quán tưới cho rau bằng nước thải sinh hoạt là một tập quán phổ biến tại Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến các loại rau được trồng trên cạn nhưng vẫn nhiễm ký sinh trùng</p>
<p style="text-align: justify;">Thông tin từ Phòng kiểm nghiệm dư lượng độc tố của Viện Nghiên cứu rau quả cho biết mỗi ngày Phòng này tiếp nhận và phân tích hàng chục mẫu rau được lấy từ những vùng trồng rau lận cận hoặc các vùng nông nghiệp. Kết quả kiểm nghiệm luôn là rau bẩn với dư lượng độc tố gấp 2 - 3 lần, thậm chí hàng chục lần mức cho phép, đa phần là kim loại nặng, chất hóa học độc hại do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Người trồng rau vẫn vô tư rửa, tưới rau bằng nước bẩn</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nhiều nguy cơ đối với sức khỏe</strong></p>
<p style="text-align: justify;">TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, với nguồn rau rửa nước kênh đen kịt, lo ngại nhất chính là việc nhiễm hàng loạt vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh đường ruột, từ E. Coli, Coliform, trứng giun sán… “Việc người dân sau khi thu hoạch rau liền rửa ngay dưới dòng nước thải đen ngòm, chứa phân, vỏ của nhiều chai thuốc trừ sâu rồi đem bán là rất nguy hại. Bởi khi rau được rửa ở nguồn nước này sẽ nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh đường ruột nguy hiểm có trong nguồn nước ô nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">Trong khi đó, việc rửa rau khó làm sạch hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh đường ruột này. Nếu ăn phải rau sống, rồi hành (cũng thường được nấu chưa chín vì cho vào sau khi đã tắt bếp) thì nguy cơ cho đường tiêu hóa là rất lớn”- ông Phong cho hay</p>
<div style="text-align: justify;"><em>"Có thể không phải đi viện ngay, nhưng sự tích tụ của vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa dần sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, người nông dân nên chấm dứt ngay việc rửa rau trong nguồn nước ô nhiễm như thế này. Còn người tiêu dùng nên mua rau tại nơi có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước chảy trước khi chế biến"</em></div>
<div style="text-align: right;"><em></em><br><strong>TS Nguyễn Thanh Phong-Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm</strong></div>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">TS Phong khuyến cáo, khi mua rau người tiêu dùng nên mua ở các cửa hàng có nguồn gốc xuất xứ. Dù là rau thủy sinh hay rau trên cạn đều cần rửa rau dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun sán, ký sinh trùng trên rau. Trước khi rửa dưới vòi nước, có thể ngâm 5 – 10 phút trong chậu để làm tan đất, bụi bẩn, ki sinh trùng bám trên rau, rửa sạch rồi rửa dưới vòi nước. Tuy nhiên việc rửa rau cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các kí sinh trùng, vi sinh vật nguy hiểm bám trên rau, vì thế việc nấu chín là vô cùng quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật gây bệnh đường ruột nguy hiểm này.</p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/tin-tuc/tin-32420/rau-tuoi-rua-nuoc-o-nhiem-anh-huong-the-nao-den-suc-khoe-nguoi-tieu-dung.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn