<p>
Các chuyên gia cho biết, tiêu chảy nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sinh non
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<div style="text-align: justify;">Khi mang thai, phụ nữ thường bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy. Nhưng các chuyên gia cho biết, tiêu chảy nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sinh non. Vậy, phụ nữ có thai cần làm gì để phòng ngừa và điều trị tiêu chảy an toàn – hiệu quả. Hãy tìm hiểu vấn đề sức khỏe thai sản này ngay bây giờ.</div>
<div style="text-align: justify;"><strong>Nguyên nhân của tiêu chảy</strong></div>
<div style="text-align: justify;">Chúng ta thường bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc, vi rút đường ruột, ký sinh trùng… Phụ nữ có thai rất nhạy cảm với các nguồn bệnh trên nên dễ bị tiêu chảy hơn. Nhưng, nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai bị tiêu chảy là do thay đổi chế độ dinh dưỡng, do tác dụng phụ của các loại vitamin, do thay thay đổi hoóc-môn và nghén ăn.</div>
<div style="text-align: justify;"></div>
<div style="text-align: justify;">Thay đổi chế độ ăn: Thay đổi chế độ ăn đột ngột khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy cho bà bầu do lúc này dạ dày rất "nhạy cảm" và hệ tiêu hóa làm việc kém, do đó thay đổi thực đơn đột ngột dễ khiến bà bầu bị chướng bụng và tiêu chảy.</div>
<div style="text-align: justify;">Tác dụng phụ của vitamin: Các loại vitamin cũng là thủ phạm chính khiến phụ nữ có thai gặp vấn đề về tiêu hóa. Mặc dù các loại vitamin dành cho bà bầu rất tốt cho bào thai và cơ thể mẹ, nhưng một số thành phần trong vitamin có thể dẫn đến tiêu chảy trong quý thứ 3 của thai kỳ.</div>
<div style="text-align: justify;">Thay đổi hoóc-môn: Thay đổi hoóc-môn khiến hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động tăng tần suất và có thể dẫn đến tiêu chảy.</div>
<div style="text-align: justify;">Nghén ăn: Rất nhiều bà bầu bị nghén ăn, ăn nhiều hơn bình thường và ăn đồ lạ đến mức dạ dày của họ không thể hoạt động bình thường và dẫn đến tiêu chảy. </div>
<div style="text-align: justify;"><strong>Tác hại của tiêu chảy khi mang thai</strong></div>
<div style="text-align: justify;">Bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe khi mang thai. Tiêu chảy có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt. Thậm chí, trong suốt quý thứ 3 của thai kỳ, phụ nữ vẫn nên cẩn trọng vì tiêu chảy có thể dẫn đến sinh non.</div>
<div style="text-align: justify;"></div>
<p style="text-align: justify;"><strong>Điều trị tiêu chảy khi mang thai</strong></p>
<div style="text-align: justify;">Chữa trị tiêu chảy khi mang thai là điều cần thiết nhưng phải cẩn trọng và có sự chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự dùng thuốc điều trị tiêu chảy khi mang thai mà không có ý kiến bác sĩ. Nếu có thể, hãy áp dụng các cách chữa tiêu chảy an toàn tự nhiên trước tiên. Ví dụ, bạn nên thử các mẹo sau:</div>
<div style="text-align: justify;">- Uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất do tiêu chảy</div>
<div style="text-align: justify;">- Ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không ăn thức ăn "lạ" và không ăn/uống quá nhiều một loại thực phẩm nào đó. Sữa và các sản phẩm từ sữa, đồ chiên rán,... cũng không được khuyến khích lúc này.</div>
<div style="text-align: justify;">Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, bạn nên đi gặp bác sĩ bởi vì tiêu chảy có thể không liên quan đến thai kỳ mà là do nhiễm khuẩn đường ruột hoặc các nguyên nhân nguy hiểm khác.</div>
<div style="text-align: justify;"><span style="margin: 0px 0px 10px; padding: 0px; border: 0px; "><br></span></div>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/bau/tin-32452/tieu-chay-nguy-hiem-voi-me-bau-the-nao.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn