<p>
Dù độc thân hay đã có con nhỏ, bạn cũng sẽ vô cùng bất ngờ vì những sự thật liên quan đến trẻ sơ sinh sau đây.
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">1. Nếu đặt bé sơ sinh lên bụng mẹ, bé sẽ tự biết trườn bò và tìm đến đúng núm vú của mẹ. Vì sữa mẹ có mùi giống mùi nước ối quen thuộc của con. Bé cũng hay ngậm ngón tay vì trên ngón tay của bé còn vương mùi nước ối.</p>
<p style="text-align: justify;">2. Mẹ và bé có thể trao đổi DNA với nhau khi bé còn ở trong bụng mẹ. Các tế bào này có thể ở trong cơ thể mẹ nhiều năm.</p>
<p style="text-align: justify;">3. Mẹ cảm thấy bị thôi thúc phải hôn bé. Vì khi hôn bé, mẹ sẽ tiêu hóa luôn cả những lợi khuẩn trên da bé. Những lợi khuẩn này tạo ra kháng thể đi vào sữa mẹ, giúp bảo vệ bé trước những viêm nhiễm.</p>
<p style="text-align: justify;">4. Thời gian bé nằm trong bụng mẹ, bé đã có ria mép và lông trên cơ thể. Thời điểm trước khi chào đời, bé có thể tự nhổ lông mình và ăn chúng. Phân đầu đời của bé một phần có những sợi lông này.</p>
<p style="text-align: justify;">5. Tiếng khóc của bé có nhiều âm điệu khác nhau. Bé học những âm điệu này qua giọng nói của mẹ và cố gắng bắt chước khi khóc. Có thể dễ dàng phân biệt tiếng khóc của trẻ quốc tịch Đức với Pháp, Việt với Anh.</p>
<div style="text-align: center;"><br><br></div>
<p style="text-align: justify;">6. Trẻ sơ sinh chỉ nhìn được hai màu đen và trắng trong vài tháng đầu sau sinh. Do thị lực của bé chưa phát triển hoàn thiện. Màu sắc đầu tiên bé có thể phân biệt ngoài đen, trắng là màu đỏ.</p>
<p style="text-align: justify;">7. Bộ phận nhạy cảm, chứa nhiều dây thần kinh nhất trên cơ thể bé là miệng. Đó là lý do tại sao bé có thể cho bất cứ thứ gì vào miệng mình. Thói quen này vẫn sẽ tiếp diễn cho đến khi 7 tháng tuổi – bé biết khám phá đồ vật bằng tay của mình.</p>
<p style="text-align: justify;">8. Lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều đến thế là do bé sử dụng lên đến 50% lượng glucose trong não bộ. Trong khi đó người lớn chỉ sử dụng khoảng 20%.</p>
<p style="text-align: justify;">9. Trước năm 1985, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc tê vì họ tin rằng trẻ không cảm thấy đau đớn. Điều này là bởi vì trẻ không có một bộ nhớ có ý thức và cơn đau sẽ không gây ra bất kỳ tác hại lâu dài nào. Bác sỹ cho biết không thể xác định mức độ đau đớn của bé vì bé chưa thể nói, biểu hiện nỗi đau như người trưởng thành.</p>
<p style="text-align: justify;">10. Khi bé còn trong bụng mẹ, nếu mẹ bị mắc bất cứ tổn thương ở cơ quan nào, cơ thể bé sẽ gửi tế bào gốc để điều trị những tổn thương đó.</p>
<p style="text-align: justify;">11. Hầu hết các bé có khả năng bơi và phản xạ lặn bẩm sinh cho đến khi được 6 tháng tuổi. Điều này giúp bé sống sót nếu lỡ bị rơi xuống nước. Bản năng của bé sẽ giúp bé giữ hơi thở, nhịp tim giảm, lưu thông máu đến các ngón tay và ngón chân cũng giảm.</p>
<p style="text-align: justify;">12. Khi có một thứ gì đó chạm vào lòng bàn tay của bé, bé sẽ có phản xạ nắm lại. Đây là phản xạ bản năng, giúp bé phát triển kỹ năng vận động sau này.</p>
<p style="text-align: justify;">13. Trung bình trẻ sơ sinh cười đến 200 lần/ ngày.</p>
<p style="text-align: justify;">14. Chuyên gia thần kinh học đưa ra giả thuyết rằng trẻ sơ sinh không nằm mơ trong suốt những năm đầu đời vì não bộ của bé chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành.</p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32552/14-su-that-thu-vi-ve-tre-so-sinh-khien-me-giat-minh.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn