<p>
Việc ngậm mút tay có thể dấu hiệu bé mắc bệnh, nếu có kèm theo những dấu hiệu sau.
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">Bố mẹ vẫn cho rằng việc trẻ ngậm mút tay là điều hoàn toàn bình thường, vì một lý do nào đấy không liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên không ngờ rằng việc ngậm mút tay lại là dấu hiệu cảnh báo bé có thể đang mắc bệnh.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ coi việc mút tay như một trò chơi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trẻ 2 tháng tuổi đã có nhận thức về bàn tay của mình, trẻ bắt đầu chơi với tay như ngắm nghía tay, cho tay vào mồm và ngậm. Đối với trẻ đây là trò chơi cực kỳ thú vị. Khi trẻ ngậm tay và mút, trẻ cảm thấy vui vẻ, yên tâm. Những khi đói hay cáu gắt, việc mút tay cũng giúp trẻ trấn tĩnh lại. Có lẽ vì thời gian ở trong bụng mẹ, trẻ đã có thói quen này rồi. Và khi chào đời, việc ngậm mút tay như vậy gợi nhớ cho trẻ cảm giác khi còn ở trong tử cung của mẹ 9 tháng 10 ngày trước đó. Thậm chí một số trẻ ngậm tay như một cách để chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Với những trường hợp như vậy, bố mẹ chưa cần phải lo lắng, vì việc mút tay không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.</p>
<p style="text-align: center;"></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ mút tay do ngứa lợi</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Từ 3-6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhú những chiếc răng sữa đầu đời. Trong thời gian nhú răng, lợi của bé sẽ sưng, nhức và khó chịu. Để dễ chịu hơn, chẳng còn cách nào khác, bé đành phải đưa tay vào miệng ngậm. Trường hợp này bố mẹ cũng không nên ngăn cản bé. Nên rửa tay sạch sẽ cho bé hoặc cho bé gặm nướu nếu cần.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Trẻ mút tay có thể do thiếu nguyên tố vi lượng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Nếu trẻ thường xuyên mút tay kèm theo biểu hiện chán ăn, ăn ít, tóc ngả vàng, chiều cao không đạt chuẩn thì có thể do cơ thể bé đang thiếu nguyên tố vi lượng, chủ yếu là thiếu kẽm. Kẽm là vi chất quan trọng cho trẻ giai đoạn 1-3 tuổi nhưng ít bố mẹ quan tâm đến, đa phần bố mẹ thường chú ý đến bổ sung sắt, canxi, vitamin D. Thiếu kẽm ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.</p>
<p style="text-align: center;"><strong><br><br></strong></p>
<p style="text-align: justify;">Ngoài những lý do trên, trẻ mút tay còn có thể do cô đơn, thiếu sự quan tâm vỗ về của bố mẹ. Bố mẹ nên giao tiếp, tương tác với bé nhiều, dù bé còn nhỏ nhưng bé vẫn cảm nhận được những gì diễn ra xung quanh mình. Việc giao tiếp thường xuyên với bé giúp bé vui vẻ, bớt cáu gắt. Có người chơi cùng cũng giúp bé quên đi việc ngậm mút tay mất vệ sinh kia.</p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32584/dung-coi-nhe-khi-be-mut-tay.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn