<p>
Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tỉ lệ mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, măng tươi, dưa muối có chất cấm, tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản cũng ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng...
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tỉ lệ mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, măng tươi, dưa muối có chất cấm, tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi thủy sản cũng ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng... Chính vì thế, chủ đề trong Tháng hành động an toàn thực phẩm (ATTP) diễn ra từ ngày 15/4-15/5/2016 sẽ tập trung thanh, kiểm tra sản xuất, kinh doanh rau, thịt. Một chủ đề mà theo như TS. Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) là đã “cũ” nhưng vẫn là “nóng” nhất hiện nay về ATTP...</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Thịt bò, giò bò, xúc xích bò đều từ thịt lợn</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Cuộc gặp gỡ báo chí cuối tuần qua phát động “Tháng hành động ATTP” do Cục ATTP tổ chức, thông tin nhiều mẫu thịt bò được “hô biến” từ thịt lợn đã thu hút sự quan tâm của phóng viên báo chí.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: justify;">Trước đó, Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia đã giám sát chủ động 109 mẫu thực phẩm bày bán được giới thiệu là thịt bò, phở bò và một số thực phẩm có nguyên liệu từ thịt bò (xúc xích, giò bò), nhưng kết quả kiểm nghiệm thịt bò tươi, phở bò và một số thực phẩm có nguyên liệu từ thịt bò cho thấy, nhiều mẫu sản phẩm không có thịt bò hoặc thành phần bò không đáng kể, thậm chí thịt bò là thịt heo, thịt trâu... Các mẫu này được lấy ngẫu nhiên tại các chợ, siêu thị ở các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, trong số 44 mẫu thịt bò tươi được lấy phân tích, có 35 mẫu là thịt bò, còn lại 1 mẫu là thịt trâu, 8 mẫu là thịt heo. Ngoài ra, 20 mẫu giò bò được phân tích có 9/20 mẫu không thấy thịt bò; 8/20 mẫu hàm lượng bò rất thấp (ở mức 13%); 2/20 mẫu xác định thịt bò chiếm khoảng 30 - 33%; chỉ một mẫu có lượng bò cao nhất nhưng cũng chỉ chiếm 60%.</p>
<p style="text-align: justify;">Về sự việc này, TS. Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục ATTP cho biết, cơ quan này sẽ tiến hành thanh kiểm tra, làm rõ thông tin sau khi có công bố chính thức từ Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Tổ chức 6 đoàn thanh - kiểm tra liên ngành tại 12 tỉnh, thành phố</strong></p>
<p style="text-align: justify;">TS. Nguyễn Hùng Long cho biết, trong “Tháng hành động vì ATTP” năm 2016, các Bộ: Y tế, NN&PTNT, Công Thương sẽ phối hợp tổ chức 6 đoàn thanh - kiểm tra liên ngành tại 12 tỉnh, thành phố. Ngoài ra, hàng trăm đoàn kiểm tra tại các địa phương tập trung thanh kiểm tra vấn đề ATTP tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, cung ứng rau, thịt, nông sản.</p>
<p style="text-align: justify;">Cũng theo ông Long, các sản phẩm rau, thịt không đảm bảo ATTP có thể dẫn đến ngộ độc, gây ra các bệnh đường ruột, các bệnh mạn tính, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, mục tiêu trong tháng hành động là sẽ giải quyết những bức xúc nổi cộm này nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.</p>
<p style="text-align: justify;">Phó Cục trưởng Cục ATTP cũng cho biết, trong phân cấp quản lý nêu rõ thực phẩm bẩn xảy ra ở địa phương nào, lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Do đó, sắp tới đây, khi thanh, kiểm tra ATTP nếu phát hiện địa phương nào bao che cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, Cục ATTP sẽ kiến nghị UBND địa phương đó cách chức ngay cán bộ phụ trách.</p>
<p style="text-align: justify;">Ông Long cũng mong muốn nếu phát hiện các cơ sở, hộ dân có sử dụng chất cấm, chất bảo quản trong chăn nuôi, trồng trọt... người dân phải tố giác với cơ quan chức năng.</p>
<p style="text-align: justify;"><em>Theo báo cáo của Cục ATTP, trong quý I/2016, toàn quốc ghi nhận 25 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 969 người mắc, 669 người đi viện và 2 trường hợp tử vong. Nguyên nhân NĐTP do vi sinh vật chiếm 36%, do độc tố tự nhiên chiếm 12%, do hóa chất 4% và 48% vụ chưa xác định được nguyên nhân. Trong 3 vụ NĐTP do độc tố tự nhiên thì có 1 vụ nấm độc, 1 vụ cá nóc và 1 vụ do ốc biển. Trong 9 vụ NĐTP do vi sinh vật thì ghi nhận 4 vụ do tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, 1 vụ liên quan đến Ecoli còn lại chưa xác định rõ nguyên nhân bằng xét nghiệm. Nguyên nhân khiến 2 trường hợp tử vong do NĐTP trong quý I/2016 là do độc tố tự nhiên trong cóc và ốc biển lạ.</em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/tin-tuc/tin-32594/giai-quyet-rot-rao-van-de-thuc-pham-khong-an-toan.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn