<p>
Những câu cha mẹ thường nói làm tổn thương con sâu sắc - hãy tránh ngay nhé!
</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;">Hầu như với bất cứ người nào làm cha mẹ nào thì tình yêu thương dành cho con cũng là vô tận. Tuy vậy, trong khi trẻ còn nhỏ, những hành động của chúng có thể làm cho bố mẹ 'nổi điên' và trong những lúc như thế, việc buông ra những câu nói có thể vô tình làm tổn thương con trẻ mà bạn không biết. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ khi chúng lớn lên. Hãy thử xem bạn có bao giờ bị mắc vào những điều sau đây không nhé:</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>“Bố mày đi lấy vợ khác rồi, không về với mày nữa đâu.”</em></p>
<p style="text-align: justify;">Hoặc là “Mẹ mày đi lấy chồng khác rồi, không về với mày nữa đâu.” Đây là câu rất hay để được đưa ra dọa dẫm khi đứa trẻ khóc quấy đòi bố hoặc mẹ trong trường hợp bố/mẹ đang đi vắng còn trẻ đang được người khác trông. Người lớn nào cũng hiểu rằng đó là câu nói để mua vui hoặc cho đỡ... bực khi việc trông trẻ trở nên mệt mỏi nhưng trẻ con rất dễ hiểu đó là sự thật, có tâm lí lo sợ hoang mang vì nghĩ bố mẹ sẽ thật sự không về với chúng nữa.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>“Hư... thì đem ra chợ bán/đem cho ông Ba Bị bắt nhé.”</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người lớn rất hay có thói quen tạo ra những nhân vật, những hành động đáng sợ như “ông Ba Bị”, “con ma” hay “đem ra chợ bán” khi muốn hù dọa, bắt trẻ phải vâng lời. Có thể khi trẻ lớn, chúng sẽ tự hiểu rằng những lời dọa dẫm kia hoàn toàn là bịa đặt nhưng để trẻ phải sợ hãi, đặc biệt là sợ hãi vì những thứ vô lý, hoang đường thực sự không hề tốt cho sự phát triển tâm lý của trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>“Thằng bé/con bé này chẳng giống bố gì cả. Hay là con của bác hàng xóm?”</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một đứa trẻ không có nhiều nét giống bố có thể phải hứng chịu những câu bông đùa “kém duyên” suốt cả thời ấu thơ: ‘A, hay thằng này/con này là con bác hàng xóm!” Trẻ nhỏ không thể hiểu hết sự bông đùa trong lời nói, chúng chỉ nảy sinh tâm lí bối rối, lo lắng có điều gì đó không bình thường, ảnh hưởng đến tình cảm giữa hai bố con.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Con là đứa vô dụng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bạn vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng đuổi con ra và nói với con những lời lẽ mang tính miệt thị như vậy. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: 'Đằng nào trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế'.Hầu như với bất cứ người nào làm cha mẹ nào thì tình yêu thương dành cho con cũng là vô tận. Tuy vậy, trong khi trẻ còn nhỏ, những hành động của chúng có thể làm cho bố mẹ 'nổi điên' và trong những lúc như thế, việc buông ra những câu nói có thể vô tình làm tổn thương con trẻ mà bạn không biết. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ khi chúng lớn lên. Hãy thử xem bạn có bao giờ bị mắc vào những điều sau đây không nhé:</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>“Bố mày đi lấy vợ khác rồi, không về với mày nữa đâu.”</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Hoặc là “Mẹ mày đi lấy chồng khác rồi, không về với mày nữa đâu.” Đây là câu rất hay để được đưa ra dọa dẫm khi đứa trẻ khóc quấy đòi bố hoặc mẹ trong trường hợp bố/mẹ đang đi vắng còn trẻ đang được người khác trông. Người lớn nào cũng hiểu rằng đó là câu nói để mua vui hoặc cho đỡ... bực khi việc trông trẻ trở nên mệt mỏi nhưng trẻ con rất dễ hiểu đó là sự thật, có tâm lí lo sợ hoang mang vì nghĩ bố mẹ sẽ thật sự không về với chúng nữa.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>“Hư... thì đem ra chợ bán/đem cho ông Ba Bị bắt nhé.”</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Người lớn rất hay có thói quen tạo ra những nhân vật, những hành động đáng sợ như “ông Ba Bị”, “con ma” hay “đem ra chợ bán” khi muốn hù dọa, bắt trẻ phải vâng lời. Có thể khi trẻ lớn, chúng sẽ tự hiểu rằng những lời dọa dẫm kia hoàn toàn là bịa đặt nhưng để trẻ phải sợ hãi, đặc biệt là sợ hãi vì những thứ vô lý, hoang đường thực sự không hề tốt cho sự phát triển tâm lý của trẻ.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>“Thằng bé/con bé này chẳng giống bố gì cả. Hay là con của bác hàng xóm?”</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Một đứa trẻ không có nhiều nét giống bố có thể phải hứng chịu những câu bông đùa “kém duyên” suốt cả thời ấu thơ: ‘A, hay thằng này/con này là con bác hàng xóm!” Trẻ nhỏ không thể hiểu hết sự bông đùa trong lời nói, chúng chỉ nảy sinh tâm lí bối rối, lo lắng có điều gì đó không bình thường, ảnh hưởng đến tình cảm giữa hai bố con.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Con là đứa vô dụng</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bạn vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng đuổi con ra và nói với con những lời lẽ mang tính miệt thị như vậy. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: 'Đằng nào trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế'.</p>
</p>

<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32639/nhung-cau-cha-me-thuong-noi-lam-ton-thuong-con-sau-sac.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn