Trước tình trạng thực phẩm “bẩn” tràn ngập trên thị trường như hiện nay, các cửa hàng thực phẩm sạch mọc lên như “nấm sau mưa”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà các cửa hàng này hoặc lặng lẽ đóng cửa, hoặc chịu cảnh ế ẩm. Vậy làm thế nào để duy trì và phát triển một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch?
Cửa hàng thực phẩm sạch mọc lên như nấm
Thời gian gần đây, hàng trăm vụ việc về thực phẩm “bẩn” bị phanh phui trên mặt báo. Điều này làm dấy lên những làn sóng dư luận cũng như gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Khi thực phẩm mua ngoài chợ không còn an toàn, nhiều người đã tìm đến các cửa hàng thực phẩm sạch. Có cầu ắt có cung. Các hàng rau sạch, thịt sạch được dịp “nở rộ”. Tuy nhiên, theo giới kinh doanh ngành hàng này, mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng là có nhưng không dễ thành công nếu không có sự đầu tư bài bản cũng như sự minh bạch về nguồn gốc sản phẩm.
Thực phẩm sạch liệu có thực sự sạch?
Để mâm cơm nhà mình an toàn hơn, nhiều bà nội trợ đã lựa chọn mua thực phẩm tại các cửa hàng gắn mác “sạch” với giá đắt gấp đôi thậm chí gấp 3-4 lần thực phẩm bán ngoài chợ. Phải mua với giá cao như vậy nhưng chưa chắc người tiêu dùng đã mua được hàng chất lượng như mong muốn. Chị Mai (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Mấy tháng nay, gia đình tôi chuyển sang mua rau, hoa quả ở một cua hang thuc pham sach gần nhà với giá cao gấp đôi ở chợ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì cửa hàng này bị “bóc mẽ” là lấy hàng ở các chợ đầu mối. Giờ mua ở đâu tôi cũng sợ, cửa hàng thực phẩm sạch thật đấy nhưng mình có biết cách nào để kiểm định rau có sạch hay không đâu.” Không riêng gì chị Mai mà nhiều người tiêu dùng khác cũng đang phải chịu cảnh hoang mang khi “ăn rau chợ với giá rau sạch” này.
Làm gì để lấy lại niềm tin nơi người tiêu dùng?
Để thành công trong việc kinh doanh ngành hàng thực phẩm sạch cũng như giành được niềm tin của khách hàng thì việc đầu tiên đó chính là một sự đầu tư bài bản. Đầu tư bài bản là như thế nào? Trước hết chúng ta cần một cửa hàng ở vị trí thuận lợi (gần chợ, khu đông dân cư, dân trí caovà có thu nhập khá). Theo kinh nghiệm của các chủ cửa hàng thì lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp là đã nắm chắc 60% thành công rồi. Thêm vào đó, cửa hàng cần được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ.
Không chỉ cần một cửa hàng kinh doanh theo kiểu truyền thống mà chúng ta còn cần phải đầu tư cho một website bán hàng chuyên nghiệp. Theo ông Trần Trọng Tuyến, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DKT: “Website bán hàng là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu khi kinh doanh. Sự hiện diện trực tuyến không những giúp nhà kinh doanh tăng doanh thu mà còn giúp nâng cao giá trị thương hiệu và củng cố lòng tin của người tiêu dùng”. Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2014 thì có đến 71% người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên website bán hàng, xếp thứ nhất trong tất cả các kênh bán hàng online hiện nay. Số liệu trên cho thấy rõ tầm quan trọng của một website bán hàng chuyên nghiệp trong thời đại công nghệ.
Vì vậy, sau khi có một cửa hàng thực phẩm sạch, việc cần làm tiếp theo đó là tạo một website bán hàng. Trang chủ website cũng giống như mặt tiền của cửa hàng vậy, vì thế chúng ta cần chăm chút, thiết kế sao cho thật chuyên nghiệp, bắt mắt. Các sản phẩm cũng phải được bố trí hợp lý, rõ ràng, ảnh sản phẩm đẹp mắt, thông tin về sản phẩm phải cụ thể, chi tiết. Anh Khánh, chủ cửa hàng phân phối thịt từ Úc Aussie Meat, chia sẻ: “Tôi kinh doanh mặt hàng thịt bò nhập khẩu từ Úc, nếu không phải thông qua kinh doanh online thì có lẽ sẽ vô cùng khó khăn trong việc vận hành cửa hàng. Thật may mắn, nhờ có Bizweb, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của tôi mới được quảng bá đến cộng đồng.”
Giấy chứng nhận được treo ở vị trí dễ thấy
Yếu tố minh bạch về nguồn gốc và thể hiện sản phẩm sạch đúng nghĩa sẽ quyết định rất nhiều tới sự thành công của việc kinh doanh thực phẩm sạch. Tâm lý khi mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam nói chung vẫn là “trăm nghe không bằng một thấy”. Vì vậy, để khách hàng có thể tin tưởng thì ngoài việc sản phẩm phải được dán tem chứng nhận chất lượng như VietGAP, GlobalGAP, PGS thì các giấy chứng nhận VSATTP cũng cần được treo ở nơi trang trọng và dễ thấy trong cửa hàng cũng như trên trang chủ của website. Ngoài ra, một số cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch thành công cũng cho biết, họ thường xuyên mổ lợn, gà, cá ngay tại cửa hàng để những người quan tâm có thể tận mắt đến xem hoặc tổ chức các buổi thăm quan kết hợp trải nghiệm làm nông dân tại các vùng trồng rau sạch của họ.
Ngoài kiểm tra bằng mắt như trên, các cửa hàng thực phẩm sạch uy tín thường khuyến khích khách hàng sử dụng máy đo an toàn thực phẩm hoặc trang bị sẵn các thiết bị hiện đại để người tiêu dùng có thể trực tiếp kiểm tra. Bằng phương pháp này, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm trước khi mua. Đây là việc khuyến khích các chủ shop nên làm giữa thời bão thực phẩm bẩn như hiện nay, giúp người kinh doanh ghi điểm tuyệt đối với khách hàng.
Rõ ràng, để duy trì được một cửa hàng thực phẩm sạch không phải là chuyện “một sớm một chiều” mà bạn cần có những kế hoạch dài hơi. Tuy nhiên, để lấy được niềm tin của khách hàng thì điều quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người kinh doanh.