<p>
Không phải đứa trẻ nào cũng giỏi giang như bố mẹ kỳ vọng. Do đó mẹ phải học cách chấp nhận. Nếu muốn trở thành người mẹ tốt bạn cần chấp nhận 4 điều sau.

</p>
<p style="text-align: center;">

</p>
<p>
<p style="text-align: justify;"><strong>Nội dung chi tiết</strong></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>1. Chấp nhận con bạn sẽ không thể giỏi tất cả mọi thứ</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Trên đời này không có ai là hoàn hảo. Ngay đến người lớn còn có những việc không làm được, vì thế sẽ thật vô lý nếu như các cha mẹ yêu cầu bé yêu của mình giỏi tất cả mọi thứ. Cha mẹ nên chấp nhận điều này, không nên tạo áp lực quá lớn cho con cái.</p>
<p style="text-align: justify;">Đừng bắt con mình luôn phải đứng đầu trong một môn học hay môn thể thao nào đó. Bạn chỉ nên giúp con xác định sở trường, đồng thời động viên bé phát huy thế mạnh đó để theo đuổi thứ mình thích.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mẹ cần biết chấp nhận năng lực thật sự của con</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>2. Chấp nhận không phải lúc nào bạn cũng có thể “chọn bạn” cho con</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Khi các bé còn học mẫu giáo, cha mẹ dường như không cần bận tâm nhiều về chuyện giúp bé “chọn bạn”. Thế nhưng theo thời gian, những mối quan hệ bạn bè của con ở tiểu học, trung học rồi đại học có thể khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu.</p>
<p style="text-align: justify;">Với cách nhìn nhận và đánh giá của người lớn, đôi lúc bạn sẽ thấy không hài lòng với một, hai người bạn của con, thậm chí còn ngăn cấm trẻ chơi với những người bạn đó. Vì vậy hãy học cách chấp nhận điều này. Cha mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý rằng một lúc nào đó, bạn sẽ phải mất nhiều công sức hơn để bảo vệ con khỏi những mối quan hệ mà bạn tin rằng chúng không lành mạnh.</p>
<p style="text-align: justify;"><strong>3. Chấp nhận cha mẹ cũng có lúc sai và cần phải xin lỗi con cái</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Chẳng ai có thể sống mà không phạm sai lầm và đương nhiên những người làm cha, làm mẹ cũng thế. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại tự cho mình quyền lờ đi lỗi sai của bản thân và không nói lời xin lỗi với con cái. Cha mẹ hãy biết chấp nhận sự thật này. Nếu ngại nói trực tiếp với con, bạn hoàn toàn có thể thử cách viết thư để xin lỗi, làm lành.</p>
<p style="text-align: center;"><br><br></p>
<p style="text-align: center;"><em>Mẹ cần học cách chấp nhận sự khác biệt thế hệ</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong>4. Chấp nhận sự cách biệt về thời đại giữa cha mẹ và con cái</strong></p>
<p style="text-align: justify;">Tồn tại khoảng cách về tuổi tác, thời đại sống giữa cha mẹ và con cái là điều không thể phủ nhận. Do đó, bạn cần chấp nhận sự thật này, không nên áp đặt hoàn toàn cách suy nghĩ, hành xử của mình trong mọi trường hợp lên các con.</p>
<p style="text-align: justify;">Các bậc cha mẹ cần chấp nhận rằng một vài kinh nghiệm xưa cũ của mình không phù hợp với cuộc sống hiện nay của giới trẻ nữa. Thay vì áp đặt, bạn hãy cùng trẻ trò chuyện, trao đổi để thu hẹp khoảng cách. Khi đã hiểu nhau hơn, việc tìm ra “tiếng nói chung” giữa cha mẹ và con cái sẽ trở nên rất dễ dàng.</p>
</p>




<div>
<div>


[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]

</div>




<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/be-yeu/tin-32978/nhung-su-that-cha-me-can-chap-nhan-khi-nuoi-day-con.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>

<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>

Theo bau.vn