<p>
Lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra các vấn đề cho sự phát triển của thai nhi.
</p>
<p style="text-align: center;">
</p>
<p>
<p><strong>Tại sao nói nước ối liên quan tới sự sống, còn của thai nhi</strong></p>
<p>Nước ối xuất hiện vào khoảng ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Đây chính là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, chứa trong buồng ối của thai phụ. Lúc này, nước ối sẽ nằm độc lập trong mầm phôi, chứa dịch kẽ của phôi. Sau ngày thứ 12 đến ngày thứ 28, tuần hoàn nhau thai được thành lập, lúc này sẽ có sự thẩm thấu giữa tuần hoàn và nước ối, chia nước ối thành 3 nguồn: thai nhi, màng ối và cơ thể mẹ.</p>
<p>Trong giai đoạn đầu, da thai nhi có liên quan đến sự tạo thành nước ối. Khoảng 20 – 28 tuần, con đường này mới chấm dứt. Từ tuần 20, xuất hiện nguồn nước ối từ khí phế quản, do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp. Ngoài ra, nguồn nước ối quan trọng nhất từ thai nhi là đường niệu, xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ.</p>
<p>Cũng vào thời gian này, thai nhi bắt đầu uống nước ối rồi thải ra ngoài bụng mẹ tạo nên hiện tượng tuần hoàn của nước ối, làm cho nước ối luôn được tái tạo. Vào những tháng cuối thai kỳ, nước ối đổi mới mỗi 3 giờ. Đây là chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi.</p>
<p></p>
<p>Có thể nói, nước ối như một “tấm nệm” êm ái bao bọc lấy thai nhi. Nước ối bảo vệ thai tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn từ bên ngoài, có chức năng tái tạo năng lượng, vừa cung cấp dưỡng chất cho thai nhi vừa giúp thai tránh được sự chèn ép quá mức do co cơ tử cung làm ảnh hưởng đến sự cung cấp máu nuôi bào thai qua mạch máu rốn, bảo vệ thai nhi tránh khỏi những va chạm, sang chấn. Nước ối cũng giúp duy trì nhiệt độ ổn định của thai ở trong tử cung, cho phép bé tự do di chuyển trong túi nước ối, nhờ vậy, xương và cơ của bé phát triển cứng cáp hơn. Từ đó, các cơ quan nội tạng như phổi, thận của thai nhi phát triển đúng chuẩn và thân nhiệt ổn định hơn.</p>
<p>Ngoài ra, trong nước ối còn chứa các tế bào của thai nhi. Dựa vào yếu tố này, các bác sĩ có thể dùng phương pháp chọc nước ối để chẩn đoán hệ thống gen của thai hoặc xác định một số nguy cơ mắc bệnh từ khi thai nhi còn trong bụng mẹ.</p>
<p><strong><span style="">Lượng nước ối bao nhiêu là đủ?</span></strong></p>
<p>Thông thường, tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng sẽ tăng theo. Khi thai nhi 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25 – 26 tuần. Thời điểm thai được 32 -36 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn, đến tuần 38 – 40 giảm xuống còn khoảng 540 – 600ml. Như vậy,lượng nước ối vừa đủ giúp cho các hoạt động của thai nhi diễn ra bình thường là vào khoảng 500-1000ml (tùy từng giai đoạn thai kỳ).</p>
<p>Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng đạt được chỉ số nước ối “lý tưởng” như vậy. Ở một số thai phụ sẽ có lượng nước ối ít (dưới 500ml) và lượng nước ối nhiều ( trên 2000ml). Tình trạng đa ối hay thiếu ối đều xếp vào nhóm thai nghén có nguy cơ cao. Để xác định được chỉ số này, thai phụ cần được thăm khám và siêu âm theo chỉ định của bác sĩ.</p>
<p><strong><span style="">Mẹ bầu làm gì khi rơi vào trường hợp thiếu ối và đa ối?</span></strong></p>
<div id="attachment_3331">
<p>Những trường hợp đa ối và thiếu ối mẹ bầu cần gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời</p>
</div>
<p>Thiếu ối có thể xảy ra do rỉ màng ối ở người mẹ hoặc do những bất thường từ hệ niệu của thai nhi như việc thai nhi uống nước ối nhưng vì lí do gì đó không thải ra được làm cho quá trình tái tạo nước ối bị hao hụt. Ngoài ra, nếu mẹ bầu mang thai quá ngày cũng dễ dẫn đến tình trạng nước ối ít dần. Thiếu nước ối sẽ làm cho hoạt động của thai nhi trong màng ối bị hạn chế. Thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, có nguy cơ khiếm khuyết sau khi chào đời. Người mẹ thì có nguy cơ bị sinh non vì suy thai.</p>
<p>Ngược lại, khi nước ối quá nhiều sẽ gây ra nhiều biến chứng như mẹ bầu bị vỡ ối sớm, sinh non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Người mẹ cũng có thể bị băng huyết sau khi sinh. Những mẹ bầu bị tiểu đường hoặc bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con có thể là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đa ối.</p>
<p>Tùy vào trường hợp của mẹ bầu và thai nhi mà có cách xử lý việc đa ối và thiếu ối khác nhau. Một số trường hợp, thai phụ được bác sĩ chỉ định rút bớt nước ối nếu đa ối. Trường hợp khác, bác sĩ sẽ xem xét các dấu hiệu chuyển dạ sớm để chỉ định sinh mổ. Trường hợp đa ối mà thai nhi vẫn phát triển bình thường, bác sĩ có thể chỉ định cho sản phụ nghỉ ngơi, dùng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, nếu thiếu ối, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho thai phụ được truyền dịch vào túi nước ối để duy trì đủ lượng nước ối cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.</p>
<p>Cách tốt nhất để mẹ bầu phòng tránh hiện tượng đa ối và thiếu ối là có chế độ nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, uống đủ nước, khám thai đều đặn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ nếu phát hiện những bất thường về nước ối.</p>
</p>
<div>
<div>
[IMG]/images/btn-share2.png[/IMG]
</div>
<div data-size="medium" data-annotation="inline" data-width="120" style="float: left"></div>
<div data-href="http://bau.vn/bau/tin-32966/nuoc-oi-quan-trong-voi-thai-nhi-the-nao.html" data-width="150" data-layout="standard" data-action="like" data-show-faces="true" data-share="true" style="float: left"></div>
</div>
<div style="clear:both"></div>
<p style="text-align:right; color:#BBBBBB; font-style:italic; margin-bottom:10px;">Nguồn Sức Khỏe Đời Sống</p>
Theo bau.vn